12/09/2021 11:07 GMT+7

Khủng bố và đại dịch

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TTO - Tròn hai mươi năm kể từ ngày 11-9-2001. Thời điểm ấy, cả thế giới bàng hoàng không hiểu điều gì đang diễn ra khi chứng kiến hai tòa nhà giữa thành phố New York của Mỹ lần lượt sụp đổ sau khi bị hai chiếc máy bay chở khách đâm vào.

Khủng bố và đại dịch - Ảnh 1.

Một người đàn ông đi qua bức tường có vẽ bích họa tưởng niệm sự kiện 11-9 ở quận Bronx, thành phố New York, bang New York, Mỹ ngày 10-9 - Ảnh: Reuters

Ngay cả khi đã biết đó là vụ khủng bố kinh hoàng do tổ chức al Qaeda của Osama Bin Laden gây ra, người ta vẫn bất lực để lý giải được vì sao lại có thể nghĩ ra một cách gây thảm họa bạo tàn vượt sức tưởng tượng đến thế.

Nay thì thế giới nói chung đã hiểu hơn về "khủng bố Hồi giáo cực đoan". Đó là các tổ chức tập hợp những người coi đức tin Hồi giáo nguyên gốc của họ - một đức tin được hình thành từ hơn 14 thế kỷ trước - là tối thượng, đứng trên tất cả những gì ngoài Hồi giáo.

Những người ấy tự coi mình phải có "sứ mệnh thiêng liêng" thực hiện "thánh chiến" (Jihad) để bao phủ đức tin của Đức Allah trên toàn thế giới.

Đã qua 20 năm kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến đã được tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc đồng lòng tham gia theo các hình thức và mức độ khác nhau, bởi đều nhận thức khủng bố quốc tế là hiểm họa chung của loài người - một trong những thách thức an ninh phi truyền thống mà không ai có thể đứng ngoài cuộc.

Và cũng trải qua 20 năm cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, lại thêm những nhận thức rõ ràng hơn về loại thách thức này. Trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt năm 2011, nhưng không lâu sau đó lại sinh ra một lực lượng khác tự xưng là "nhà nước Hồi giáo" (IS) của Abu Bakr al Baghdadi ở Syria - Iraq. IS tự nhận là "Hồi giáo nguyên gốc thuần khiết" hơn cả al Qaeda!

Mỹ lại phát động cuộc chiến tiêu diệt IS từ năm 2014 và đã loại bỏ cơ bản lực lượng này vào năm 2017. Nhưng "khủng bố Hồi giáo cực đoan" vẫn không bị xóa sạch, thậm chí còn phát triển rộng hơn, nếu tính về địa bàn hoạt động.

Dù là theo danh xưng IS, al Qaeda hay gì khác, người ta có thể thấy chúng đang hiện diện ở khắp các châu lục. Chúng vẫn có căn cứ ở Yemen, Syria, Iraq, Afghanistan, Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Sinai của Ai Cập... Đã xảy ra các vụ giết người theo kiểu "sói đơn độc" do thành viên của các nhóm này gây ra ở châu Âu, Mỹ, Úc...

Mới rõ: Nếu chỉ dùng quân sự thì không thể nào xóa bỏ được "khủng bố Hồi giáo cực đoan".

Nhắc lại vụ khủng bố 11-9-2001 sau 20 năm, lại đúng lúc loài người đang đối đầu với một cuộc "khủng bố vô hình" toàn cầu mới là đại dịch COVID-19. Hàng triệu người đã chết và hàng trăm triệu người nhiễm virus quái ác này trong chưa đầy hai năm qua.

Khủng bố và đại dịch buộc loài người phải đồng lòng đối phó mà không ai có thể dửng dưng.

Tưởng niệm ngày 11-9, ông Bush 'con' lo cho tương lai nước Mỹ

TTO - Vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden, vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama, vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton... đã cùng dự lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11-9-2001. Cựu Tổng thống George W. Bush đã bày tỏ lo lắng.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe điện của hãng Tesla hộ tống ông Trump tại Qatar

Ít nhất hai chiếc xe bán tải chạy điện Cybertruck màu đỏ tươi của hãng Tesla cùng một chiếc Audi đã hộ tống đoàn xe của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đến Qatar hôm 14-5.

Xe điện của hãng Tesla hộ tống ông Trump tại Qatar

Tỉ phú Warren Buffett chia sẻ lý do vì sao ông từ chức CEO

Tỉ phú Warren Buffett bắt đầu mất thăng bằng, đôi khi gặp khó khăn trong việc nhớ tên ai đó, và những tờ báo ông đọc trông như thể được in bằng mực quá nhạt.

Tỉ phú Warren Buffett chia sẻ lý do vì sao ông từ chức CEO

Đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine đầu tiên sau 3 năm, cả ông Putin và ông Trump đều vắng mặt

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ không dự đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine vào hôm nay 15-5. Thay vào đó, Điện Kremlin cử đến bàn đàm phán một nhóm chuyên gia kỹ trị.

Đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine đầu tiên sau 3 năm, cả ông Putin và ông Trump đều vắng mặt

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào ngày 14-6 tới để kỷ niệm 250 năm thành lập lục quân Mỹ và sinh nhật của Tổng thống Donald Trump.

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar