khúc bi tráng
TTO - 29 năm sau ngày quân Trung Quốc thảm sát chiếm Gạc Ma ở Trường Sa ngày 14-3-1988 - những người trong cuộc kể lại với Tuổi Trẻ những hồi ức không bao giờ quên của những giờ khắc bi tráng ngày ấy.

TT - Sau khi chiếc xe của Viện Pháp y quân đội (Bộ Quốc phòng) chở bốn quan tài đựng hài cốt liệt sĩ về Hà Nội thì tại Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân đã thành lập một nhóm công tác đặc biệt.

TT - Sau khi sự cố xảy ra với Phạm Vinh, tàu Thành Công 07 của ông Võ Văn Chức vội vã đưa người thợ lặn xấu số của tàu mình về Lý Sơn mai táng.

TT - Hơn 20 năm sau ngày xảy ra sự kiện 14-3-1988, chúng tôi có dịp đến với gia đình các liệt sĩ hải quân hi sinh. Hai mươi năm qua, nỗi mất mát có thể đã lắng xuống sau ngần ấy thời gian, nhưng niềm khắc khoải ngóng vọng của những bà mẹ với xương cốt con mình dưới lòng biển lạnh vẫn mãi thao thức.

TT - Đó là một lá thư đã ố màu, cũ kỹ, nằm lọt thỏm trong rất nhiều hình ảnh, kỷ vật liên quan đến sự kiện ngày 14-3-1988 trong phòng trưng bày của Bảo tàng Hải quân VN (Hải Phòng).

TT - Thuyền phó Doan bị bỏng nặng vì pháo, cả người cháy đen, tóc sém hết, bốc mùi khét lẹt. Mặt anh cũng thủng lỗ chỗ, đầm đìa máu bởi mảnh đạn. Vậy mà anh vẫn tỉnh, tỉnh đến kỳ lạ. Được đồng đội dìu dưới biển, anh vẫn thoi thóp nhìn mãi về phía ngọn cờ Tổ quốc, mấp máy môi như nhắn nhủ anh em phải giữ vững bằng mọi giá...

TT - ... Gạc Ma, sáng 14-3-1988. Một vòng tròn bất tử. Những loạt đạn chát chúa. Những lưỡi lê sắc lạnh. Nhiều chiến sĩ VN ngã xuống. Nhưng người khác vẫn ào lên giữ vững ngọn cờ.

TT - Ngày 14-3-2013, cuộc chiến đấu trên vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam vừa tròn 25 năm. Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép từ ngày đó. Những người lính hải quân đã lấy máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc. Sự hi sinh của các anh là những huyền thoại bất tử, như “vòng tròn bất tử” giữa trùng khơi...
