25/07/2014 10:59 GMT+7

Khu trung tâm TP.HCM có 3 nhà ga metro

NGỌC ẨN - QUANG KHẢI
NGỌC ẨN - QUANG KHẢI

TT - Theo ông Lê Khắc Huỳnh - phó thường trực Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9) dài 19,7km.

Phóng to
Hai hàng cây xanh trước Nhà hát TP giờ chỉ còn trong hoài niệm của người dân TP (ảnh chụp ngày 21-7) - Ảnh: Quang Định

Trong đó, tuyến metro trên cao (đi trên mặt đất) từ nhà ga Ba Son đến Suối Tiên dài 17,1km bố trí 11 nhà ga trên cao. Riêng đoạn metro đi ngầm dài 2,6km được bố trí ba nhà ga ngầm là nhà ga trung tâm Bến Thành (từ công viên 23-9 đến chợ Bến Thành), nhà ga Nhà hát TP và nhà ga Ba Son (khu Nhà máy Ba Son hiện hữu). Khoảng cách giữa hai nhà ga Bến Thành và nhà ga Nhà hát TP dài khoảng 800m. Đây là khoảng cách phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho hành khách từ nhà hoặc từ trụ sở cơ quan, doanh nghiệp đến nhà ga đi metro.

Trong đó, nhà ga Bến Thành là nhà ga trung tâm TP, được thiết kế kết nối các tuyến metro số 1, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, Q.12), tuyến metro số 3a (Bến Thành - Tân Kiên, H.Bình Chánh) và tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân, Q.12 - Nguyễn Văn Linh và dự kiến kéo dài đến khu đô thị cảng Hiệp Phước, H.Nhà Bè). Dự kiến sẽ thi công nhà ga này trong năm 2015.

Theo ông Huỳnh, sở dĩ bố trí tuyến metro đi ngầm 2,6km với ba nhà ga ngầm trong lòng đất là do đoạn đường này nằm trong khu vực trung tâm TP, việc đi ngầm không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc, môi trường, dù chi phí xây dựng nhà ga ngầm khá cao so với xây dựng trên mặt đất.

Các nhà ga ngầm còn kết nối với các trung tâm thương mại, dịch vụ và các phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe buýt, taxi. Ông Lê Khắc Huỳnh cho biết nhà ga Bến Thành kết nối với chợ Bến Thành và các trung tâm thương mại lân cận. Còn nhà ga Nhà hát TP sẽ kết nối Trung tâm thương mại Vincom, Nhà hát TP và các khu thương mại, dịch vụ trên đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi.

Nhiều người dân quan tâm đến việc phòng chống ngập nước, hỏa hoạn trong đường hầm và nhà ga được thực hiện ra sao? Ông Lê Khắc Huỳnh cho biết trong nhà ga ngầm sẽ bố trí một trung tâm kiểm soát thảm họa, có nhân viên trực ban để thu thập, trao đổi thông tin, truyền các thông báo và ra lệnh cho những người có mặt tại ga xử lý những yêu cầu cần thiết. Trung tâm này còn kiểm soát các thiết bị phòng hỏa và hướng dẫn thoát hiểm. Các biện pháp phòng chống hỏa hoạn được áp dụng tại đây gồm: lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động trong nhà ga và trung tâm kiểm soát thảm họa, lắp đặt thiết bị hút khói.

Về chống ngập nước ở nhà ga ngầm: do nước mưa trên vỉa hè không thoát kịp tràn vào cửa ga, trong tình huống này thì hệ thống cửa ngăn được bố trí sẵn ở cửa ga sẽ được dựng lên, đảm bảo nước không thể tràn vào. Các cửa ngăn nước này được cấu tạo từ các tấm rời có thể lắp ghép dễ dàng. Đồng thời, trong đường hầm tuyến metro và nhà ga ngầm đều lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại xử lý nước ngầm hoặc nước tràn vào nhà ga nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách đi metro trong nhà ga ngầm.

Sao lại đốn bỏ cây xanh?

Sau khi Tuổi Trẻ ngày 23-7 thông tin để làm dự án nhà ga ngầm của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, TP phải bứng 10 cây và đốn hạ 41 cây xanh ở khu vực Nhà hát TP, hàng chục bạn đọc bày tỏ sự tiếc nuối và thắc mắc vì sao không bứng dưỡng mà đốn bỏ hàng chục cây xanh quý giá ở trung tâm TP như vậy?

Trả lời thắc mắc này, ông Nguyễn Văn Dung, phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - đơn vị được giao quản lý nhà nước đối với công viên cây xanh khu vực trung tâm TP, cho biết trước khi triển khai phương án xây dựng nhà ga ngầm, các ngành các cấp đã ngồi lại với nhau bàn tính kỹ nhằm hạn chế mức thấp nhất cây xanh phải bứng, đốn. Tuy nhiên, với 41 cây xanh phải đốn hạ là các cây lâu năm (loại 2-3, có đường kính gốc từ 30cm trở lên và cao từ 6m trở lên), rễ ăn rất sâu, xa dưới nền bêtông. Vì vậy nếu bứng cây được phải đào một diện tích rất lớn và rất sâu có thể gây lún sụt khu vực xung quanh mà khả năng sống sót của cây cũng rất hạn chế.

Ngoài ra theo ông Dung, hiện nay TP chưa có thiết bị chuyên dùng đủ lớn để bứng được các cây lâu năm như vậy nên phải đốn hạ. Sau khi công trình nhà ga ngầm trung tâm xây dựng xong, khu vực cây xanh bị đốn hạ sẽ được trồng lại mảng xanh phù hợp với quy hoạch.

Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc sau khi đốn hạ cây thì gỗ sẽ được xử lý thế nào? Ông Dung cho biết sau khi phân loại, xác định khối lượng, chất lượng gỗ, hội đồng đấu giá sẽ bán đấu giá số gỗ này, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

NGỌC ẨN - QUANG KHẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mở loa kẹo kéo 'phá làng phá xóm', dân Hội An chịu không thấu

Nhiều người dân ở Hội An phản ánh đến báo Tuổi Trẻ Online việc các quán nhậu rải loa 'kẹo kéo' hát rung giật suốt ngày đêm.

Mở loa kẹo kéo 'phá làng phá xóm', dân Hội An chịu không thấu

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng': Ai cho xem vỉa hè như của riêng?

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng': Ai cho xem vỉa hè như của riêng?

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Một số điểm mới, thay đổi nổi bật trong thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ ngày 1-7-2025.

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?

Đường sắt giao cắt với nhiều tuyến đường ở TP.HCM gây kẹt xe triền miên, cách nào để giải bài toán nan giải này?

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Từ báo cáo của UBND phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM), nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Tiệm này hoạt động có sai giờ giấc quy định?

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Đối với cấp mới, người dân Kon Tum (cũ) được cấp biển 82, người dân Quảng Ngãi (cũ) được cấp biển 76.

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar