07/01/2020 06:39 GMT+7

Khu tái định cư thiếu điện, nước: Các bên đùn đẩy trách nhiệm

DƯƠNG NGỌC HÀ
DƯƠNG NGỌC HÀ

TTO - Một số người dân phản ảnh việc nhận đất tại khu tái định cư thuộc phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP.HCM dù đã xây nhà xong nhưng vẫn chưa có lưới điện, chưa có nước sạch, không có cáp truyền hình, Internet…

Khu tái định cư thiếu điện, nước: Các bên đùn đẩy trách nhiệm - Ảnh 1.

Chưa có hệ thống điện nên người dân kéo dây điện lòng thòng từ tủ điện lộ thiên trong khu tái định cư để sử dụng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lưu K. cho biết gia đình ông bị di dời khi thực hiện dự án đường vành đai 2, quận Thủ Đức. Cha ông K. được bố trí nền đất tái định cư tại khu 2A đường số 3, dự án khu dân cư Tam Bình, P. Tam Bình.

Khi nhận đất và chuẩn bị xây dựng nhà vào tháng 7-2019, ông K. đã phát hiện dự án chưa có hệ thống điện, nước máy sinh hoạt đi qua các lô đất tái định cư. Lúc đó, ông đã gửi kiến nghị đến UBND quận Thủ Đức về việc này.

Xây nhà xong, chưa ở được

Vì thời hạn hẹn bàn giao nhà ở dự án đường vành đai 2 đã gần kề nên ông K. phải xin câu nhờ điện của dãy nhà đối diện và khoan nước ngầm để xây nhà trong khu tái định cư.

Đến nay, nhà xây đã gần xong, ông K. định dọn về nhà mới để kịp ăn tết nhưng vẫn chưa có điện lưới chính thức và chưa có nước sạch để dùng. Trong khi nước giếng ở đây rất nhiều phèn, chỉ dùng để xây dựng, không sinh hoạt được.

Ông K. cho biết đã nhiều lần liên hệ UBND quận Thủ Đức để gửi thư kiến nghị, phản ánh, xin gặp người có trách nhiệm nhưng chưa lần nào nhận được câu trả lời thỏa đáng và dứt khoát về thời điểm cấp điện, nước chính thức cho khu vực này.

Tương tự, nhà bà C. cũng vừa xây xong và phải sử dụng nước ngầm nhiễm phèn.

"Nhà tôi mới xây xong, chưa ở ngày nào mà gạch lát chỗ vòi nước bị phèn đóng ố vàng hết. Nước vậy sao dám dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Mà chờ nước máy thì không biết đến bao giờ?" - bà C. bày tỏ.

Vì gia đình đang ở nhà trọ nên dù chưa có nước máy, điện câu tạm bợ nhưng bà C. vẫn dọn về nhà mới ở.

Cùng dãy nhà của ông K., bà C., nhiều căn nhà khác đang xây dựng cũng trong tình trạng tương tự. Khi nhiều người dân có nhu cầu xây nhà gửi đơn xin cấp điện thì Công ty Điện lực Thủ Đức bố trí một tủ điện tạm để các nhà đang xây dựng thuộc khu 2A đường số 3 sử dụng.

Tủ điện cắm trên một cọc tạm, dây điện kéo lòng thòng vào các công trình, vừa mất mỹ quan vừa không an toàn.

Không những thiếu nước, thiếu điện cho khu 2A, 2B, những khu vực khác của khu tái định cư này cũng còn thiếu nhiều hạng mục hạ tầng thiết yếu như cáp truyền hình, Internet và cả hệ thống đèn đường. Gia đình nào muốn đăng ký thì các công ty viễn thông phải kéo dây lộ thiên từ các khu dân cư lân cận gần nhất cũng khoảng 200m.

Anh P., hộ dân mới xây nhà ở đây, cho biết anh muốn đưa văn phòng công ty về nhà nhưng khu vực chưa có cáp Internet nên chưa biết tính sao.

Ai chịu trách nhiệm?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, UBND quận Thủ Đức khẳng định việc phản ảnh của người dân là đúng sự thật. Khu đất nền tái định cư trên do UBND quận nhận chuyển nhượng lại của chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH sản xuất thương mại Lan Phương để phục vụ tái định cư cho các dự án trọng điểm trên địa bàn quận.

Quy hoạch của khu 2A, 2B theo dự án ban đầu là chung cư cao tầng. Khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường vành đai 2, nhiều người dân mong muốn được bố trí tái định cư bằng nền đất để thuận tiện việc buôn bán và kinh doanh sau khi di dời.

Vì vậy, UBND quận Thủ Đức đã xin ý kiến của UBND TP điều chỉnh quy hoạch hai khu đất này từ cao tầng thành đất nền để bố trí tái định cư cho dân.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, khu tái định cư 2A, 2B trên đã được cho phép điều chỉnh quy hoạch từ chung cư cao tầng thành nền đất từ năm 2017. Người dân cho biết ngay khi nhận nền đất tái định cư vào khoảng tháng 4-2019, người dân đã phản ảnh tình trạng không có điện, nước của khu vực này với UBND quận Thủ Đức nhiều lần đến nay.

Tháng 9-2019, Công ty Điện lực Thủ Đức cũng đã mời đại diện UBND quận Thủ Đức, UBND phường Tam Bình và Công ty Lan Phương để bàn về việc cấp điện cho người dân vì khu vực chưa có điện lưới đi qua.

Thời điểm này, Công ty Lan Phương cho rằng công ty này đã chuyển giao khu đất trên cho UBND quận Thủ Đức theo quy hoạch là khu chung cư cao tầng, nên công ty này không có trách nhiệm đầu tư hệ thống điện đến từng lô đất.

Còn đại diện UBND Q.Thủ Đức cho rằng quyết định điều chỉnh quy hoạch của UBND TP giao cho chủ đầu tư dự án là Công ty Lan Phương có trách nhiệm đầu tư hệ thống điện.

Đến tháng 10, Công ty Lan Phương mới có văn bản khẳng định công ty này đã bán và bàn giao nền đất cho UBND quận Thủ Đức và đã thanh lý hợp đồng. Bên cạnh đó, hạ tầng của dự án cũng đã được hoàn thiện và bàn giao cho Sở Giao thông vận tải.

Việc điều chỉnh quy hoạch phát sinh sau này thuộc trách nhiệm của bên mua.

Trong khi đó, phía Công ty Cấp nước Thủ Đức cho biết công ty đã có bản vẽ thiết kế để cấp nước cho lô 2A, 2B trên nhưng chưa được "lệnh" triển khai của Công ty Dịch vụ công ích quận Thủ Đức nên chưa thể thi công lắp đặt đường ống nước cho khu vực này. Nếu được "lệnh" triển khai thì công ty sẽ thi công trong vòng một tuần là xong.

Đại diện UBND quận Thủ Đức cho biết: "Vì lý do khách quan đòi hỏi phải có thời gian trình duyệt dự toán, thi công hạ tầng điện, nước bảo đảm theo đúng trình tự thủ tục đầu tư công. Trong gian chờ hoàn chỉnh hạ tầng theo thiết kế, UBND quận Thủ Đức chỉ đạo các phòng ban có liên quan cố gắng đấu nối nguồn điện, nước tạm cho người dân sử dụng trong vòng 30-45 ngày".

Thiếu hạ tầng, người dân chưa thể tái định cư

Theo quy hoạch, khu 2A và 2B có khoảng 60 nền, được bố trí tái định cư cho người dân bị di dời ở nhiều dự án tại Thủ Đức. Tuy nhiên, do hạ tầng không đầy đủ nên đến nay mới chỉ có 4, 5 hộ dân đến xây nhà, định cư.

Nhiều hộ dân khác dù đã nhận nền nhưng chưa đến ở vì điều kiện sinh hoạt tối thiểu chưa được đáp ứng.

Lập khu tái định cư cho người bị giải tỏa, nhưng người nhận toàn là cán bộ

TTO - Ngày 11-11, ông Nguyễn Chí Thuần - chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - xác nhận bản thân bị "phê bình nghiêm túc" vì liên quan đến quá trình thực hiện khu tái định cư khóm 1, thị trấn Đầm Dơi.

DƯƠNG NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar