19/06/2014 08:30 GMT+7

Không thể thay đổi chủ quyền của Việt Nam

TTXVN - H.GIANG
TTXVN - H.GIANG

TT - Chiều 18-6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam dự cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Phóng to
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm tại Hà Nội sáng 18-6 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Phóng to
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong buổi gặp chiều 18-6 tại Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Chiều 18-6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam dự cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam tiến hành cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc; mong muốn giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước; đánh giá cao về những bước phát triển tích cực trong quan hệ Việt - Trung những năm gần đây.

Tổng bí thư nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt - Trung và tình hình khu vực; khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trên biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi; đề nghị khẩn trương trao đổi để có các giải pháp sớm ổn định tình hình, tạo tiền đề cho các giải pháp cơ bản và lâu dài giải quyết các vấn đề trên biển, xuất phát từ lợi ích đại cục của hai nước, trên cơ sở các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.

Trước đó sáng cùng ngày, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tiến hành cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Phó thủ tướng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 mà cả hai nước đều là thành viên. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước Việt Nam; khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam; mong muốn hai bên tiếp tục bàn bạc để làm giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề trên biển, nhất trí cần tiếp tục duy trì các hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, cùng nỗ lực giữ gìn cục diện quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định.

Cùng ngày, tiếp ông Dương Khiết Trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC); đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực; gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai đảng, hai nước; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam; cùng đàm phán giải quyết các tranh chấp bất đồng giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên cần kiểm soát tình hình, không để xảy ra xung đột, tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giải quyết tranh chấp bất đồng hiện nay. Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Về ý kiến của Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì liên quan đến tình hình an ninh, an toàn đối với các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Vừa qua tại một số địa phương của Việt Nam, lợi dụng các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, một số người đã có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc. Khẳng định đây là sự việc đáng tiếc ngoài mong muốn, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết ngăn chặn, nhanh chóng ổn định tình hình, xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật và có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời. Tất cả doanh nghiệp đã trở lại sản xuất kinh doanh bình thường.

Một cuộc gặp cần thiết

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc cho rằng việc hai bên gặp nhau vào lúc này là thời điểm cần thiết để cả hai có thể đánh giá lại quan hệ song phương.

Theo ông Thayer, ít nhất đây là cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm và có thể tạo tiền đề cho các trao đổi khác liên quan tới giàn khoan 981. Ông Thayer cũng nhận định là khó thể có đột phá trong giai đoạn này, nhưng cho rằng “Trung Quốc cần phải khắc phục những tổn hại về uy tín đối với quốc tế” do liên quan tới vụ giàn khoan.

Trong khi đó theo bà Shannon Tiezzi của The Diplomat, cuộc gặp giữa Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì là tín hiệu tích cực đầu tiên sau khi quan hệ căng thẳng bởi việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào. “Nó có thể tạo cơ hội cho tiến triển ngoại giao” - bà viết. Theo bà, việc trở lại đối thoại, dù không phải là giải pháp, nhưng ít nhất là tiền đề cho việc có thể giải quyết rốt ráo cuộc khủng hoảng hiện tại.

THANH TUẤN

TTXVN - H.GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Độ tuổi cán bộ lần đầu tham gia cấp ủy cấp xã sau sáp nhập phải còn thời gian công tác ít nhất từ 60 tháng trở lên, tái cử còn ít nhất từ 48 tháng trở lên.

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

TP.HCM vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ khi thực hiện sắp xếp bộ máy, yêu cầu giảm thiểu tối đa người dôi dư.

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar