24/05/2012 03:12 GMT+7

Không thể phỏng dựng di tích

TS Vũ Thế Long (Viện Khảo cổ học VN)
TS Vũ Thế Long (Viện Khảo cổ học VN)

TT - Bài báo “Sao lại phỏng dựng di tích Lam Kinh?” (Tuổi Trẻ ngày 21-5) đã nhận được ý kiến đồng tình từ những nhà chuyên môn. Tuổi Trẻ trích đăng:

Phóng to
Một chân tảng kê cột cái của chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa) còn tương đối nguyên vẹn - Ảnh: Hà Đồng

* Là người có thâm niên trong nghiên cứu khảo cổ học môi trường, tôi đã có dịp đến khảo sát hệ cây và vùng đất, địa hình Lam Kinh. Với những hiện vật còn sót lại như chân cột, tượng đá, bia đá, giếng nước, hệ thống cây cổ..., người làm khảo cổ phải cố hình dung ra được hình hài của những cung điện nguy nga xưa nhưng không thể nào vẽ lại toàn bộ bản thiết kế thật của cung điện ấy. Chuyện dựng lại khi không có tư liệu chính xác mà chỉ qua một phần di tích, phế tích và vài dòng ghi chép trong sử sách là điều không thể thực hiện được. Không ai được phép bịa đặt ra lịch sử dù với bất cứ mục đích gì. Có thể dựng phim qua tưởng tượng nhưng không thể “phỏng dựng” theo kiểu này.

Tôi được biết cái giếng cổ nguyên bản ở Lam Kinh xưa là giếng vuông gần giống như giếng ở đàn Nam Giao (trong quần thể di tích Thành nhà Hồ) nhưng qua tôn tạo di tích, người ta đã xây lại thành giếng tròn! Nếu quả thế thì thật tệ hại. Cần phải trả lại như nguyên gốc.

* Theo tôi biết, Luật di sản văn hóa Việt Nam (2009) không có khái niệm “phỏng dựng”, đồng thời cũng không thể tùy tiện dùng phương pháp nội suy trong nghiên cứu trùng tu, bảo tồn di tích.

Nhiều nhà khoa học đã không đồng tình với việc “phỏng dựng” này vì những gì còn lại (tư liệu khảo cổ, tài liệu lịch sử...) không đủ căn cứ khoa học. Chúng ta đã biết nhiều trường hợp địa phương trùng tu di tích không theo phương pháp, nguyên tắc khoa học làm giảm giá trị lịch sử - văn hóa của di tích. Nay lại có thêm kiểu “phỏng dựng” thì không biết di sản văn hóa chúng ta để lại cho đời sau sẽ như thế nào?

Ngoài ra, tôi rất băn khoăn một điểm khác, đó là “vì tính gấp rút, quyết liệt của địa phương nên có một số ý kiến cho rằng “thôi, tạm dùng khái niệm phỏng dựng vậy”. Bởi thế ngày 25-8-2010, Bộ VH-TT&DL đã có văn bản thẩm định dự án phỏng dựng chính điện di tích Lam Kinh”. Vậy, từ nhu cầu của một địa phương về việc phỏng dựng di tích được cơ quan quản lý chấp thuận cả về thủ tục, cả về khoa học thì liệu sẽ có những trường hợp như thế nữa không? Địa phương này làm được thì địa phương khác cũng làm được. Di tích thời Lê quan trọng thì thời khác cũng không kém... Sức ép của địa phương sẽ dẫn việc quản lý, bảo tồn di tích đi đến đâu? Đây chính là thể hiện mối quan hệ và hợp tác giữa cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về di sản văn hóa là Bộ VH-TT&DL với lãnh đạo các địa phương trong việc bảo tồn di sản văn hóa vì cần nhìn nhận: di tích lịch sử - văn hóa, nhất là những di tích cấp quốc gia, không phải chỉ là của địa phương mà trước hết là của đất nước.

TS Vũ Thế Long (Viện Khảo cổ học VN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang lan truyền một trào lưu mang tên 'thối não' với loạt nhân vật AI kỳ quái, phi lý nhưng lại cuốn hút đến khó hiểu.

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Ngày 6-5, Thủ tướng New Zealand, ông ChristopherLuxon, đã đề xuất lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa từ các nền tảng công nghệ lớn.

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar