01/02/2017 07:05 GMT+7

​Không thể làm đám cưới vì sắc lệnh nhập cảnh của ông Trump

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của tổng thống Trump đã khiến một thanh niên Mỹ rơi vào tình cảnh hết sức éo le: Không thể làm đám cưới vì cô dâu chưa được nhập cảnh.

Người dân biểu tình phản đối sắc lệnh kiểm soát nhập cư mới của tổng thống Donald Trump - Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, anh Roozbeh Aliabadi 32 tuổi, nhân viên của một hãng tư vấn và chị Zhinous, kiến trúc sư 31 tuổi, gặp nhau trong một bữa tiệc tại Tehran cách đây 2 năm và yêu nhau. Tháng 6 năm ngoái họ đã làm đám cưới tại Iran.

Sau đó anh Aliabadi trở về Mỹ và nộp đơn xin nhập cảnh vào Mỹ cho chị Zhinous để hai người có thể tổ chức đám cưới tại Mỹ và định cư luôn ở đây.

Ngày 17-1, trong những ngày cuối cùng của chính quyền tổng thống Barack Obama, họ được biết cơ quan quản lý đã cấp cho họ quyền thường trú hợp pháp.

Tuy nhiên 10 ngày sau đó, tân tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh mới tạm dừng cấp visa cho những công dân thuộc 7 quốc gia Hồi giáo, trong đó có Iran trong 90 ngày để xem xét các thủ tục rà soát an ninh cần thiết.

Từ Pittsburgh, bang Pennsylvania là nơi ở của gia đình, anh Aliabadi cho biết anh rất khổ sở với tình huống này. Chưa bao giờ anh nghĩ một chuyện như vậy sẽ xảy ra tại Mỹ.

Họ đã phải tạm dừng lại mọi kế hoạch cho đám cưới tổ chức tại Mỹ. Không phải là người muốn công bố các thông tin cá nhân lên mạng, nhưng lần này, anh Aliabadi đã đăng tấm hình hai vợ chồng anh lên mạng xã hội Twitter kèm theo một thông điệp nhắn gửi tha thiết tới tân tổng thống. Anh viết: "Tình yêu của chúng tôi sẽ mạnh hơn lệnh cấm và bức tường".

Chia sẻ về sự việc của mình, anh Aliabadi nói: "Tất cả chúng tôi đều quan tâm tới việc làm cho nước Mỹ an toàn. Những gì tôi muốn bày tỏ ở đây là tất cả những vấn đề kiểu này chỉ đang gây cản trở cho cuộc sống của chúng tôi".

Hơn 1 triệu người Iran đang sống tại Mỹ. 

Khoảng 20.000 người tị nạn bị ảnh hưởng vì sắc lệnh kiểm soát nhập cư

Theo đài CBS của Mỹ, Cao ủy LHQ về người tị nạn cho biết ngay cả khi thời hạn áp dụng sắc lệnh hạn chế nhập cảnh kéo dài trong 120 ngày với người tị nạn thì ước tính cũng sẽ có khoảng 20.000 người bị ảnh hưởng. Con số này được đưa ra căn cứ vào những thống kê trung bình hàng tháng trong 15 năm qua.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar