23/03/2016 10:50 GMT+7

Không thể đứng ngoài cuộc

PHẠM VŨ thực hiện (phamvu@tuoitre.com.vn)
PHẠM VŨ thực hiện ([email protected])

TTO - Đó là ý kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, chia sẻ về chủ đề “Giới trẻ có quan tâm đến thời cuộc?”.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Ảnh: Tự Trung
“Từ thời còn sinh viên đến nay, làm ngoại giao hay làm giáo dục, tôi luôn canh cánh suy nghĩ về vị trí và chỗ đứng của VN trên thế giới. Với lịch sử, văn hóa, con người của mình, VN nhất định phải có một chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế; người VN xứng đáng được sống đàng hoàng, hạnh phúc; mọi người Việt có quyền tự hào mình là người VN…

Nói về thực tế nhiều thanh niên hiện đang có nhiều thú vui quyến rũ, hoặc những lựa chọn mang tên “riêng tư” ra khỏi sự lựa chọn mang tên “thời cuộc”, bà chia sẻ:

- Tôi cho rằng một thanh niên phấn đấu học tập để có cho mình một công việc tốt, gây dựng sự nghiệp, cuộc sống tốt cho mình là không có gì đáng chê trách. Nhưng tôi hi vọng các bạn thanh niên sẽ có hoài bão, có ước mơ để vươn lên một sự nghiệp cao hơn, rộng hơn cuộc sống của bản thân mình. Khi đó lẽ tất nhiên, họ sẽ cống hiến cho đất nước vì ai cũng có đất nước mình ở trong tim.

Thanh niên thời nay có vẻ hơi hời hợt, hay chạy theo phong trào. Bạn có thể theo phong trào thời trang, phim ảnh, ca nhạc, du lịch... nhưng với những giá trị lõi của cuộc sống như lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi của cuộc đời thì không thể theo phong trào. Trước những vấn đề này, quyết định này, bạn phải có bản lĩnh, kiên định với lựa chọn của mình, không sợ sự khác biệt, không ngại mình là thiểu số.

* Theo bà, để tham gia, đóng góp được phần của mình vào sự phát triển của đất nước, mỗi thanh niên cần chuẩn bị những gì cho bản thân?Ai có thể giúp họ trong quá trình chuẩn bị ấy?

- Không phải bỗng nhiên mà một thanh niên sẽ có được hoài bão lớn, nhận thức đúng, lựa chọn kiên quyết cho cuộc đời mình. Nó phải được gieo mầm từ trong gia đình, vun trồng từ trong giáo dục.

Nếu trong gia đình, những câu chuyện không chỉ quanh quẩn mâm cơm mà rộng dài hơn sang những vấn đề của khu phố, thành phố, đất nước, đứa trẻ lớn lên sẽ được mở rộng tầm nhìn, biết cách đặt vấn đề và có trách nhiệm hơn với cuộc sống.

Nếu nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức (mà hiện giờ Internet đã làm rất tốt) mà chú trọng xây dựng cho học sinh phương pháp tư duy, nhận thức chủ động, đào sâu cách phân tích, đánh giá đa chiều, nhiều góc độ cho một vấn đề, tạo cơ hội để học sinh thử thách khả năng phản biện, chủ động tranh luận... chúng ta sẽ có những thanh niên có tư duy độc lập, kiên định với lựa chọn của mình.

* Các tổ chức thanh niên nên làm gì để thu hút, lôi kéo được thanh niên tham gia các vấn đề của thời cuộc, thưa bà?

- Lợi thế của Đoàn là bộ máy hoàn chỉnh, hệ thống phủ khắp cả nước.

Đoàn nên đổi mới trước hết là ở con người. Các cán bộ Đoàn phải thực tế hơn nữa, tuyệt đối tránh hành chính hóa để trở thành cán bộ bàn giấy.

Đoàn cũng nên phối hợp với các tổ chức khác, đứng ra làm cầu nối liên kết các tổ chức xã hội khác, hỗ trợ phương tiện, thuận lợi cho họ để có những phong trào có sức tiếp cận sâu và lan tỏa rộng...

* Những ước vọng, mong ước của cô gái Tôn Nữ Thị Ninh 20 tuổi ngày xưa với đất nước, đến hôm nay có những gì đã thành hiện thực, những gì chưa? Mong ước nào của bà còn đang dành lại và chờ đợi thế hệ sau?

- Thế hệ của chúng tôi đã nguyện đấu tranh cho một nước VN hòa bình, độc lập, dân Việt được tự hào, hạnh phúc trong thịnh vượng, công bằng, công lý, dân chủ. Những mục tiêu ấy có cái đã đạt được như hòa bình, độc lập, nhưng tất cả vẫn còn phải phấn đấu để giữ gìn và vươn lên.

Chúng ta đã có độc lập về chính trị nhưng chưa thật sự độc lập về kinh tế; có pháp luật nhưng chưa thật sự công bằng, công lý; có hiến pháp mà chưa thật sự dân chủ; có phát triển kinh tế nhưng chưa xóa được nghèo khó, chưa ngăn chặn được phân hóa giàu nghèo... Đất nước của chúng ta đang chờ đợi các bạn trẻ góp phần.

Tôi tin rằng thanh niên VN hoàn toàn đủ trí tuệ, tài năng để làm những điều hay, điều đẹp cho đất nước. Bạn hãy luôn biết mình là ai, đang đứng ở đâu, mình muốn thành người thế nào, sẽ làm điều gì cho đất nước. Bạn hãy lựa chọn mục đích, giá trị, mục tiêu, con đường của mình, và bản lĩnh, bền bỉ đi lên bằng trí tuệ, khả năng, nỗ lực của mình. Bạn cũng phải tỉnh táo để biết theo những gì tích cực, tránh xa những phù phiếm, vô bổ. Đừng đánh mất bản thân, đừng tìm cách đạt kết quả bằng mọi giá.

Tổ chức Đoàn phải loại bỏ hình thức, những phong trào bề nổi để đi vào bề sâu, vào thực chất, nâng chất cuộc sống thanh niên, tiếp sức cho hoài bão của họ và góp phần xây dựng thương hiệu, niềm tự hào quốc gia. Mỗi người đều có trách nhiệm của mình với đất nước, thanh niên và Đoàn thanh niên tất nhiên không thể đứng ngoài cuộc.

__________

Mời bạn đọc tiếp tục trao đổi về chủ đề này, vui lòng gửi về: [email protected]

PHẠM VŨ thực hiện ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar