04/07/2016 11:33 GMT+7

“Không thay công nghệ tàn phá môi trường thì đóng cửa”

TS NGUYỄN MINH HÒA
TS NGUYỄN MINH HÒA

TTO - Chúng ta cần có thông điệp mạnh mẽ để giữ gìn môi trường vì nhiều năm qua chúng ta đã thu hút đầu tư chưa chọn lọc và đang phải trả giá khi trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu của nhiều nước phát triển.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà đã yêu cầu Formosa phải thay đổi công nghệ để không ảnh hưởng đến môi trường. Trong ảnh: hệ thống khu xử lý nước thải của Formosa - Ảnh: VĂN ĐỊNH
“Người dân không thể chấp nhận doanh nghiệp xảy ra sự cố rồi đền bù hỗ trợ vì “chờ được vạ thì má đã sưng”. Chính quyền thà mất lòng trước với nhà đầu tư còn hơn là phải trả giá gấp vạn lần khi làm mất lòng dân sau này

Trong vụ Formosa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà nói “” (Tuổi Trẻ 1-7).

Chúng ta cần có thông điệp mạnh mẽ để giữ gìn môi trường, nếu doanh nghiệp không thay đổi công nghệ, tiếp tục tàn phá môi trường thì dứt khoát phải đóng cửa nhà máy. Vì sao cần có một thông điệp như vậy?

Là vì nhiều năm qua chúng ta đã thu hút đầu tư không chọn lọc và đang phải trả giá khi trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu của nhiều nước phát triển. Chuyện này ai cũng biết nhưng tìm giải pháp khắc phục lại chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều năm trước, trong những chuyến công tác ở Hàn Quốc, tôi đã nhận thấy một điều rất lạ là trong khi công nghệ - kỹ thuật sản xuất của họ tại Hàn Quốc rất hiện đại nhưng công nghệ họ mang đến Việt Nam lại lạc hậu.

Các nhà kinh tế Hàn Quốc khi ấy nói rằng các nước phát triển chủ trương chuyển nhà máy, công nghệ - kỹ thuật cũ nhưng còn khai thác được sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để tiếp tục khai thác.

Từ chủ trương này mà ở Việt Nam mới có nhà máy làm sạch vỏ tàu bằng hạt nix - đã bị cấm dùng ở Hàn Quốc - của Hyundai Vinashin đặt tại Khánh Hòa. Năm 2003, hàng loạt lò sấy mây tre của một công ty Đài Loan tại Trảng Bàng, Tây Ninh phát nổ làm chết 8 công nhân, qua kiểm tra mới biết các lò này đã có từ vài chục năm trước và được tái sử dụng tại Việt Nam...

Nhà đầu tư có nhu cầu chuyển giao công nghệ lạc hậu, còn chúng ta mở cửa thu hút đầu tư bằng mọi giá, nhất là ở giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa vào những năm 1990.

Để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, chính quyền từ trung ương đến địa phương bỏ qua các cam kết cứng về môi trường, nhân nhượng trước những sai phạm của nhà đầu tư, và cứ thế họ được đằng chân lân đằng đầu.

Việc này là một trong những nguyên nhân khiến cho hơn 70% công nghệ và kỹ thuật sản xuất tại Việt Nam hiện nay thuộc những năm 1970-1980, trong số đó nhiều nhất là của Trung Quốc.

Thông điệp từ vụ Formosa đã rõ. Phải thay đổi công nghệ để được hoạt động, được tồn tại. Thông điệp này phải được lan tỏa đến mọi doanh nghiệp, chủ dự án đang hoạt động và cơ quan chức năng phải làm kiên quyết, xem đó như là hành động sửa sai.

Làm sao để mọi nhà đầu tư ý thức được rằng thà mất tiền cho công nghệ hiện đại hơn là phải bỏ ra gấp trăm lần khắc phục hậu quả do công nghệ lạc hậu gây ra.

Với chính quyền, thà mất lòng trước với nhà đầu tư còn hơn là phải trả giá gấp vạn lần khi làm mất lòng dân sau này.

Từ nay, chúng ta dứt khoát không chấp nhận những dự án ẩn chứa mối nguy hại cho môi trường sống của cộng đồng. Nhiều địa phương đã đeo đuổi chủ trương này nhưng thực hiện lại là vấn đề đáng bàn khi những dự án đe dọa môi trường vẫn được cấp phép. Không chấp nhận nói thế này làm thế khác.

Phải biết chọn mặt gửi vàng, chỉ đón chào những nhà đầu tư biết tôn trọng quyền lợi của cộng đồng. “Không thay đổi thì phải đóng cửa”. Chỉ có thế mới trả lại môi trường sống an lành cho cộng đồng.

Phải sử dụng công nghệ tiên tiến

Rất nhiều người bất bình với việc tại sao lại cho các nhà máy đặt ở ven sông, sát biển. Nhưng không đặt ở ven sông, ven biển thì đặt ở đâu, chẳng lẽ lại đặt sâu trong đất liền 50-70km rồi mỗi ngày cần đến hàng nghìn chuyến xe chở nước đổ ra sông?

Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức... các nhà máy dệt, nhuộm, hóa chất, luyện kim loại cũng đặt gần hồ, sông, biển để xả nước sau sản xuất ra những nơi có khả năng chứa và tiêu thoát. Vấn đề ở chỗ họ sử dụng các công nghệ - kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất trong sản xuất để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc đưa ra môi trường các chất độc hại như khói bụi, nước bẩn, rác thải công nghiệp.

Bên cạnh đó, họ sử dụng những hệ thống xử lý chất thải rắn, nước bẩn, hóa chất độc hại, không khí, nhiệt độ hiện đại nhất để trả lại cho thiên nhiên những phần sau sản xuất còn dùng được.

TS NGUYỄN MINH HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Gây hạn chế dòng chảy, bồi lắng, lấn chiếm kênh rạch, hố ga sẽ bị xử phạt

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu các phường tuyên truyền, vận động, đồng thời xử phạt các hành vi gây hạn chế dòng chảy, bồi lắng, lấn chiếm kênh, rạch, hố ga, đường cống thoát nước.

Cần Thơ: Gây hạn chế dòng chảy, bồi lắng, lấn chiếm kênh rạch, hố ga sẽ bị xử phạt

Nút giao An Phú chậm tiến độ: Ban Giao thông nói chia nhỏ gói thầu để tăng cạnh tranh

Dự án nút giao An Phú, TP.HCM được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở cửa ngõ phía đông. Tuy nhiên hiện tiến độ dự án chưa đạt như kỳ vọng, Sở Xây dựng TP.HCM đã có nhiều văn bản đôn đốc.

Nút giao An Phú chậm tiến độ: Ban Giao thông nói chia nhỏ gói thầu để tăng cạnh tranh

Chợ Bến Thành là biểu tượng, cần tăng giáo dục cho tiểu thương, tăng chế tài để giữ thương hiệu

Qua chuyện tiểu thương chợ Bến Thành (TP.HCM) bán "4 tô bún măng vịt giá 1 triệu đồng", nhiều ý kiến cho rằng TP cần tăng giáo dục, tăng chế tài với người bán để tránh chèo kéo, chặt chém khách mua, đây là cách để giữ gìn biểu tượng du lịch của TP.

Chợ Bến Thành là biểu tượng, cần tăng giáo dục cho tiểu thương, tăng chế tài để giữ thương hiệu

Vụ 'ma trận' nhà thầu ở kênh Tham Lương: Lãnh đạo Ban Hạ tầng lên tiếng

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã làm hơn hai năm nhưng vẫn chậm tiến độ. Dù có tới 68 nhà thầu chính tham gia, công trường nhiều nơi vẫn vắng vẻ, khối lượng thi công đạt hơn một nửa.

Vụ 'ma trận' nhà thầu ở kênh Tham Lương: Lãnh đạo Ban Hạ tầng lên tiếng

Cấm đỗ xe hơi trong trụ sở phường khi đến làm thủ tục hành chính?

Người dân phản ánh khi lái xe hơi đến trụ sở UBND phường Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) để giải quyết thủ tục hành chính nhưng bị dân quân tự vệ ngăn cản, không cho đỗ xe ở khuôn viên trụ sở, mặc dù bên trong vẫn còn nhiều chỗ trống.

Cấm đỗ xe hơi trong trụ sở phường khi đến làm thủ tục hành chính?

Gần 160 xác heo ném xuống kênh thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa chỉ đạo xử lý

Trong hai tuần qua, có gần 160 xác heo chết bị ném xuống kênh thủy lợi ở Thanh Hóa, gây ô nhiễm môi trường. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này vừa đưa ra giải pháp ngăn chặn, kịp thời xử lý trường hợp vứt xác động vật chết xuống kênh.

Gần 160 xác heo ném xuống kênh thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa chỉ đạo xử lý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar