11/08/2011 10:37 GMT+7

Không ngượng miệng!

NGUYỄN TRIỀU
NGUYỄN TRIỀU

TT - Bộc bạch trên Tuổi Trẻ ngày 10-8, chủ tịch Hội Nông dân xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Huỳnh Ngọc Trai thú thiệt là ông “trả lời dân mà thấy ngượng miệng quá”.

Ông ngượng cũng phải, vì thấy nông dân của mình suốt bao năm nay trân mình chịu đựng thiệt hại từ việc xả nước thải ô nhiễm từ nhà máy xử lý nước thải Sonadezi tại Khu công nghiệp Long Thành mà chẳng biết phải bênh vực thế nào.

Phóng to
Di hại môi trường từ Sonadezi: Rạch Bà Chèo đen ngòm, hôi nồng nặc - ảnh Uyên Thư

Bức xúc quá, ông mang cái danh “chủ tịch hội nông dân xã” của mình ra đề nghị cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm chất lượng nước thải của khu công nghiệp với hi vọng tìm bằng chứng giúp dân, ngờ đâu kết quả lại “có màu, có mùi nhưng nằm trong ngưỡng cho phép”. Cơ quan chuyên môn kết luận vậy, ông dù có không tin cũng không thể thưa lại khác hơn với bà con. Thế nên khi bà con vặn lại “ở ngưỡng cho phép sao cá tôm chết?”, dĩ nhiên là ông cứng họng, ngọng miệng.

Trước ông một ngày, cũng trên Tuổi Trẻ, ông Hoàng Văn Bảy - cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và môi trường - trả lời tỉnh bơ “nếu không cấp phép họ vẫn cứ xả”, khi được hỏi phải chăng việc bộ cấp phép cho Sonadezi xả thải khi chỉ tiêu về độ màu chưa đạt tiêu chuẩn là tiếp tay, hợp thức hóa vi phạm.

Và cái “lẽ” được nhà quản lý này đưa ra rất rành rọt: “Vấn đề của cấp phép là để buộc việc vận hành nhà máy phải theo lộ trình, phải kiểm tra về các chỉ tiêu đảm bảo theo giấy phép, còn nếu không cấp phép thì việc xả thải vẫn diễn ra. Trước đó họ vẫn xả thải, nay nói đơn giản là trước khi có phép đơn vị này cũng xả thải rồi”.

Nghĩa là hiểu theo cách lý giải của ông, bộ cấp phép xả thải cho nhà máy Sonadezi để buộc đơn vị này có động lực khắc phục chỉ tiêu chưa đạt về độ màu và cũng để công ty khỏi mang tiếng xả thải không phép. Và theo ông, việc cấp phép khi độ màu chưa đạt chuẩn là bất khả kháng, nếu không cấp phép thì các chỉ tiêu khác có khi còn tệ hơn, thậm chí tình trạng xả thải xấu hơn. Nếu hiệu quả của việc làm “bất khả kháng” ấy đúng như ông nói thì may mắn quá. Đằng này hậu quả thế nào thì đã sờ sờ ra đó!

Một điều đáng nói khác là trả lời báo chí sau “sự kiện Sonadezi Long Thành”, hai lãnh đạo cao nhất của Tổng công ty Sonadezi - công ty mẹ, đều rất tự tin khẳng định rằng Sonadezi luôn làm đúng quy định pháp luật là “không xả trộm”.

Luôn làm đúng pháp luật mà ba năm bị phạt hành chính đến bốn lần vì xả nước thải vượt chuẩn? Không xả trộm thì sao phải đợi lúc nửa đêm? Hệ thống bị hư hỏng ư? Hư sao không báo cáo để cơ quan chức năng giám sát mà đợi đến lúc bị “túm” mới khai?

Để bảo vệ môi trường, không thể chỉ có cam kết, có hô hào mà đòi hỏi mỗi người, mỗi cơ quan, doanh nghiệp phải chứng minh ý thức bảo vệ môi trường của mình bằng hành động cụ thể, hằng ngày. Chứ cái kiểu nói một đằng làm một nẻo mà không biết ngượng miệng như các vị vừa kể trên, để cho ông chủ tịch hội nông dân xã phải ngượng thay như thế thì tình trạng ô nhiễm môi trường biết bao giờ cải thiện!

NGUYỄN TRIỀU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar