12/02/2017 09:27 GMT+7

Không nên kéo dài lưu hành thuốc bảo vệ thực vật có chất độc

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Đã loại hai chất nguy hiểm 2,4D và Paraquat khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật nhưng Bộ NN&PTNT lại gia hạn 1-2 năm cho việc tiếp tục sản xuất, nhập khẩu các chất này.

Một đại lý bán vật tư nông nghiệp ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) có bán các loại thuốc có chứa hoạt chất 2,4D và Paraquat - Ảnh: CHÍ QUỐC

Quyết định “gia hạn” hai loại thuốc bảo vệ thực vật được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu trong tối đa 1 năm và sử dụng tiếp trong 2 năm tới đã gặp phải sự phản ứng từ người nông dân cho đến các nhà khoa học, cơ quan quản lý...

Có tình trạng sử dụng sai mục đích

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng - nguyên cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT, trong quá trình kiểm tra cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu trái cây có tồn dư 2,4D.

Đây là hoạt chất có tác dụng trừ cỏ, không phải chất phun cho cây, việc phát hiện chất này trên trái chứng tỏ đã được sử dụng sai mục đích.

“Ở liều lượng thấp thì 2,4D có tác dụng kích thích sinh trưởng nên đã được phun để kích thích sinh trưởng. Chúng cũng có tác dụng giúp bảo quản và làm một số loại trái cây cứng, chín đều nên đã được sử dụng cho mục đích này” - ông Hồng cho hay.

Cũng theo ông Hồng, Paraquat rất độc hại và không có thuốc giải, nên ở nhiều nước (trong đó có VN) có tình trạng mua Paraquat để... tự tử. Đây cũng là chất có khả năng gây ung thư.

Tuy nhiên theo thông tư 21 của Bộ NN&PTNT, trong trường hợp hoạt chất bị loại khỏi danh mục thì cần có lộ trình để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất sản phẩm.

Lộ trình này là cho phép sản xuất, nhập khẩu 50 chế phẩm chứa hai hoạt chất này thêm 1 năm, sử dụng thêm 2 năm tính từ 8-2-2017, mặc dù theo nhiều chuyên gia, thị trường đã có những sản phẩm có tác dụng tương tự nhưng độc tính thấp hơn.

Sớm khuyến cáo các chất thay thế

Trong danh mục khoảng 4.000 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hiện nay, theo ông Hồng, có một số hoạt chất độc hại hoặc có hiệu lực phòng dịch hại thấp, nên tiếp tục rà soát để loại khỏi danh mục.

Trong đó có loại thuốc chuột có thành phần phôtpho kẽm, là sản phẩm duy nhất thuộc nhóm độc loại 1 còn ở trong danh mục, các sản phẩm độc hại với nhóm động vật thủy sinh hiện nhiều nước đã cấm sử dụng trên lúa và sản phẩm có hiệu lực thấp như sản phẩm trừ rầy nâu hiệu lực thấp, gần đây phải tăng liều lượng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng Cục Bảo vệ thực vật nên sớm có hướng dẫn và khuyến cáo bà con nông dân kiến thức về các sản phẩm thay thế, nhanh chóng chính thức loại bỏ các sản phẩm chứa 2,4D và Paraquat trong sản xuất nông nghiệp.

Khi đó quyết định loại hai chất này khỏi danh mục mới thực sự có tác dụng.

Sớm rà soát, loại bỏ các chất độc tương tự

Trao đổi với Tuổi Trẻ, cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho hay trước khi loại 2,4D và Paraquat, Bộ NN&PTNT đã loại hai hóa chất bảo vệ thực vật xếp ở nhóm độc ra khỏi danh mục được phép sử dụng.

“Chúng tôi cũng đang tiếp tục rà soát, 26 hoạt chất có trong phụ lục 3 của công ước Rotterdam cũng đã bị cấm ở VN, tiếp theo khi các chuyên gia quốc tế họp tiếp vào tháng 5 và có khuyến cáo, VN sẽ có những quyết định sau đó với những chất tiếp tục được đưa vào danh mục cấm” - ông Trung cho hay.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, không chỉ có 2,4D và Paraquat, trong danh mục các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp bao gồm chất diệt cỏ, hóa chất trừ sâu bệnh... còn nhiều loại cũng rất độc hại mà cơ quan chức năng vẫn cho lưu hành.

Cần phải sớm rà soát lại, cập nhật thông tin về mức độ độc hại của các loại hóa chất đó và cương quyết loại bỏ ngay ra khỏi danh mục cho phép lưu hành.

Cho lưu hành thêm 2 năm là quá nhiều

Ông Nguyễn Văn Tâm - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang - cho rằng việc Bộ NN&PTNT rà soát hai chất 2,4D và Paraquat vốn độc hại, nguy hiểm và loại các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hai chất này ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại VN là cần thiết.

Tuy nhiên, đã loại thì nên cấm hẳn việc mua bán, sử dụng ngay, không nên gia hạn thêm nữa.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thành Phước - chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, hai hóa chất này cực độc, sau khi nông dân sử dụng, lưu dẫn vào cây trồng, nguồn nước, môi trường... Phải mất hàng chục năm hai hóa chất độc hại này mới phân hủy.

Đúng lý ra, VN phải cấm sử dụng hai hóa chất này từ nhiều năm trước.

Việc Bộ NN&PTNT loại hai chất nguy hiểm 2,4D và Paraquat khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật, tuy có muộn nhưng vẫn hơn. Tuy nhiên, lại cho phép sử dụng thêm 2 năm nữa, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Việc “gia hạn” thêm 2 năm có thể xem như một động thái bảo vệ doanh nghiệp đã “lỡ” nhập thuốc, cần có thời gian để tiêu thụ hết. Nhưng giữa cái hại cho doanh nghiệp và hại cho xã hội, cần được đong đo kỹ lưỡng vì sức khỏe người dân là trên hết.

Theo ông Phước, không cần thêm 2 năm nữa, thời gian “gia hạn” 6 tháng là đủ. Không có 2,4D và Paraquat vẫn còn nhiều hoạt chất khác sử dụng thay thế, hiệu quả rất tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường.

K.NAM - K.TÂM - C.QUỐC - L.DÂN

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi

Nhà máy sản xuất bia Budweiser thuộc Tập đoàn AB InBev tại Bình Dương đã nâng công suất lên 100 triệu lít/năm, gấp đôi so với thời điểm bắt đầu vận hành vào năm 2015.

10 năm gia nhập thị trường Việt, một dòng bia ngoại tăng công suất gấp đôi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar