05/11/2015 13:13 GMT+7

Không nên áp dụng đề xuất thanh niên 18-25 “phải khai báo”

MAI HOA - H.V.
MAI HOA - H.V.

TT - Nhiều bạn đọc cho rằng giải pháp mà Công an TP.HCM đề xuất để hạn chế tình trạng thanh niên né nghĩa vụ quân sự là không hợp lý.

Bà Lê Thị Dung tiễn con là chiến sĩ Trần Minh Hòa tham gia nghĩa vụ quân sự trong buổi ra quân sáng 8-9 tại Trung tâm thể dục thể thao Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Thanh Tùng

Tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2015 và tổng kết 10 năm thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự (2006-2015) do Hội đồng nghĩa vụ quân sự TP.HCM tổ chức sáng 4-11, đại diện Công an TP.HCM đã đề xuất quy định công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải khi đi khỏi nơi cư trú từ 15 ngày trở lên.

Báo cáo tại hội nghị, đại tá Nguyễn Văn Chiện - phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh TP - nêu lên một vấn đề bất cập trong công tác gọi công dân nhập ngũ.

Đó là số công dân trong độ tuổi sẵn sàng gọi nhập ngũ còn hộ khẩu nhưng không có mặt tại địa phương chiếm tỉ lệ cao, có những địa phương như quận Tân Bình chiếm tới 25,45%, quận 1: 24,88%...

Nguyên nhân là do Luật cư trú cho phép công dân đi khỏi nơi cư trú dưới ba tháng không cần đăng ký tạm vắng với địa phương.

Do đó có tình trạng lợi dụng chính sách này cố tình đi khỏi địa phương trong thời gian gọi khám sức khỏe, nhập ngũ và thời gian huấn luyện quân nhân dự bị để né tránh nghĩa vụ quân sự.

Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Công an TP đề xuất quy định công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (18 - 25 tuổi) khi đi khỏi địa phương từ 15 ngày trở lên phải đến nơi đã đăng ký nghĩa vụ quân sự đăng ký tạm vắng hoặc đăng ký di chuyển.

Nhiều độc giả đã phản hồi về Tuổi Trẻ xung quanh đề xuất này.

Nên làm như Thái Lan, Hàn Quốc

Bạn đọc Han Phong viết: “Nước ta phải làm như Thái Lan, Hàn Quốc... cứ đến tuổi là đi nghĩa vụ hai năm, bất cứ con cháu ai, ca sĩ, diễn viên, dân thường... đều không được hoãn. Đi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng, không được từ chối.

Và sẽ phạt nặng nếu không đi nghĩa vụ”. Còn theo bạn đọc Sinh Thái: “Cách quản lý đơn giản nhất là hai năm quân sự học đường thay cho một tháng quân sự bây giờ. Vì vậy, Bộ Công an nên làm việc với Bộ Giáo dục - đào tạo về vấn đề này”.

Còn bạn đọc Lê Minh (Hà Nội) không đồng tình với đề xuất “phải khai báo”, cho rằng quy định này là điển hình của việc “quản không được thì cấm”.

Không nên áp dụng đề xuất “phải khai báo”

Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề xuất “phải khai báo”, luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng nếu quy định như vậy sẽ gây khó khăn, phiền hà cho người dân, thậm chí có thể sẽ có những địa phương dựa vào quy định để gây khó dễ, không cho người dân rời khỏi nơi cư trú, như vậy là vi phạm quyền công dân.

“Luật đã có những chế tài để xử lý các hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, từ xử phạt vi phạm hành chính đến phạt tù. Do vậy nên thực hiện nghiêm các quy định này, thay vì siết quy định về khai báo tạm vắng, tạm trú như đề xuất” - luật sư Thạnh nói.

Phấn đấu 50% có trình độ trung cấp

“Chỉ tiêu chung là 35%, nhưng TP.HCM là TP đi đầu cả nước nên phấn đấu đạt tỉ lệ trên 50% công dân nhập ngũ có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học. Thậm chí một số lực lượng kỹ thuật cao còn đòi hỏi phải có trình độ tốt nghiệp đại học chuyên ngành loại khá, giỏi”.

Ông Lê Hoàng Quân - chủ tịch UBND TP.HCM, chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự TP - phát biểu như vậy tại hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2015 và tổng kết 10 năm thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự (2006-2015) sáng 4-11.

Năm 2015, TP.HCM giao quân nghĩa vụ quân sự với 1.538 công dân có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, đạt 38,45%, tăng 8,62% so với năm 2014.

Trong 10 năm qua, TP luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân nghĩa vụ quân sự (41.120 công dân), là một trong những địa phương có kết quả giao quân đạt chất lượng cao về cử tuyển đảng viên nhập ngũ, công dân có trình độ học vấn cao và sức khỏe loại 1, loại 2.

Theo báo cáo của Hội đồng nghĩa vụ quân sự TP về 10 năm thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, có một trường hợp công dân tên N.L.Q.T. (sinh năm 1990, hộ khẩu tại Nhà Bè) đã bị xử phạt 3 tháng tù giam vì nhiều lần trốn tránh, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ vào các năm 2010, 2011.

MAI HOA - H.V.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân háo hức khám phá trung tâm mua sắm nối ga metro dưới lòng TP.HCM

Ga Nhà hát Thành phố (metro số 1) được nối thông với trung tâm thương mại Union Square, mang đến trải nghiệm mới mẻ, tiện nghi cho người dân TP.HCM.

Người dân háo hức khám phá trung tâm mua sắm nối ga metro dưới lòng TP.HCM

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

VinSpeed tuyển nhân lực cho đường sắt tốc độ cao trung tâm TP.HCM - Cần Giờ và Hà Nội - Quảng Ninh

VinSpeed đang tuyển nhiều vị trí kỹ sư và quản lý cho hai dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Giờ và Hà Nội - Quảng Ninh.

VinSpeed tuyển nhân lực cho đường sắt tốc độ cao trung tâm TP.HCM - Cần Giờ và Hà Nội - Quảng Ninh

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Dân phản ánh địa phương cho doanh nghiệp 'biến đường thành hội chợ'

Việc biến con đường gần trường học thành "hội chợ" gây cản trở giao thông khiến người dân bức xúc. Chính quyền nói đã lỡ tổ chức.

Dân phản ánh địa phương cho doanh nghiệp 'biến đường thành hội chợ'

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar