14/04/2016 09:04 GMT+7

“Không gì là không thể”

KIM ANH
KIM ANH

TTO - 1. Chương trình giao lưu văn nghệ “Từ trái tim đến trái tim” năm 2016 do Hội Liên hiệp thanh niên VN TP.HCM tổ chức tối 12-4 như một cách lan tỏa những nghị lực sống đẹp của các bạn trẻ khuyết tật.

Các bạn khiếm thính đến từ Trường Khuyết tật thính giác Hi Vọng 1 với bài múa Đảo xa. Họ đang lắng nghe âm thanh cuộc sống bằng trái tim chứ không phải đôi tai - Ảnh: K.Anh

Đó là Nguyễn Ngọc Hiệp, khiếm thị, là vận động viên điền kinh môn nhảy xa quốc gia (dành cho người khuyết tật), sở hữu nhiều huy chương của các giải đấu trong và ngoài nước, cũng là sinh viên năm thứ ba khoa tâm lý giáo dục Trường đại học Sư phạm TP.HCM.

“Đối với mình thì không gì là không thể, vấn đề xuất phát từ bản thân có muốn vượt qua để làm được điều mình mong muốn không. Nhiều ngày phải tập luyện liên tục tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tận Thủ Đức, nhưng sáng sớm hôm sau mình đã phải đi gần 30km để vào Trường đại học Sư phạm. Chưa kể những lần phải đi tập huấn các tỉnh xa, mình phải bảo lưu việc học để khi trở về lại tiếp tục nên cái khó khăn lớn không còn là đôi mắt mà là không gian và thời gian” - Hiệp nói.

Câu chuyện của Trần Phan Thanh Hải, lớp 9 Trường THCS Kiến Thiết (Q.3), mê sáng tạo đọng lại nơi những người dự khán một niềm đam mê khoa học vượt qua nỗi đau thể xác của Hải.

Nhìn Hải nhỏ thó ngồi trên chiếc xe lăn, thân hình vặn vẹo vì di chứng căn bệnh vẹo cột sống, đôi chân bị liệt, đôi tay yếu ớt nhưng khi Hải nói về ước mơ dung dị của mình đã khiến người nghe phải rưng rưng.

Sản phẩm “Mở cửa thông minh” đoạt giải khuyến khích hội thi Sáng tạo toàn quốc lần 11 của Hải không chỉ là sản phẩm khoa học mà còn khởi nguồn từ câu chuyện của tình mẫu tử.

“Nhiều năm liền mẹ phải cõng em trên lưng đi lên xuống cầu thang của chung cư. Mẹ em đã lớn tuổi, mỗi lần cõng em đi học về nhà, lưng mẹ đầm đìa mồ hôi. Lúc mệt thì phải vừa giữ em trên lưng, vừa lách cách mở khóa cửa, em chỉ mong lúc ấy bấm một cái nút từ điện thoại, cánh cửa sẽ mở ra. Vậy là em tính dùng số tiền thưởng của mình làm cửa theo cách này nhưng mẹ nói để dành cho em ăn học nên đó vẫn chỉ là mô hình và ước mong của em” - Hải bộc bạch.

Ở góc độ một người làm giáo dục chuyên biệt, chị Dương Phương Hạnh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED), khiến mọi người ngỡ ngàng vì khi chị giao lưu, ít ai biết chị lại là người mất thính lực từ khi còn rất nhỏ. Chị “nghe” bằng cách nhìn vào miệng của người dẫn chương trình và trả lời chính xác các câu hỏi.

Chị Hạnh chia sẻ: “Tôi mong có nhiều cơ hội hơn cho người khuyết tật để họ vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên với người khuyết tật, chúng tôi biết là có nhiều khó khăn, bất lợi nhưng chúng ta hãy biến cái bất lợi thành thuận lợi. Vấn đề là chính bản thân chúng ta, mọi việc thay đổi khi chúng ta thay đổi”.

2. Những câu chuyện như trên tiếp thêm nhiều nghị lực sống không chỉ cho những người đồng cảnh mà còn là động lực với nhiều bạn trẻ. Bạn Huỳnh Thị Phương Khanh (Q.4) có mặt tại chương trình chia sẻ: “Nghe câu chuyện của các bạn giao lưu và xem những tiết mục văn nghệ của các bạn khuyết tật, tôi thấy mình hạnh phúc hơn nhiều lần và sẽ không còn thấy những khó khăn của mình là gì so với sự nỗ lực của các bạn ấy”.

Đúng như vậy, nếu sự nỗ lực của người bình thường chỉ là một thì với người khuyết tật họ phải nỗ lực gấp nhiều lần nhưng ở họ là cả sự lạc quan và ăm ắp niềm tin. Dù không nghe được nhưng các bạn khiếm thính Trường Khuyết tật thính giác Hi Vọng 1 lại múa bài Đảo xa trong trang phục người lính hải quân rất nhịp nhàng với nền nhạc.

Nhìn các bạn tươi cười, khó có thể tin rằng họ đang lắng nghe âm thanh cuộc sống bằng trái tim chứ không phải đôi tai. Những bạn trẻ khiếm thị đến từ mái ấm Huynh Đệ Như Nghĩa khiến mọi người xúc động qua lời bài hát Mặt trời màu đen. “Một lần được thấy ánh mặt trời, chỉ xin được nhìn trọn vẹn một ngày thế thôi. Một lần được thấy mẹ tôi cười, một lần nhìn thấy chính khuôn mặt tôi...”.

Lời bài hát nghe rưng rưng, chợt thấy cuộc sống còn nhiều điều tươi đẹp để đi tới và hướng về phía trước...

KIM ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

"Mình muốn được làm những điều có ích cho mọi người mà trở thành bác sĩ sẽ mang lại niềm tin, hy vọng và có khi là cả sự sống cho người khác", Quỳnh Anh chia sẻ khi còn ở tuổi học trò.

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X vừa là ngày hội tôn vinh thiếu nhi tiêu biểu vừa là sân chơi truyền cảm hứng công nghệ, sáng tạo chuyển đổi số cho thế hệ măng non.

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar