11/06/2019 09:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không dùng tiền mặt: an toàn, đơn giản, sao chưa làm?

THANH TUYỀN
THANH TUYỀN

TTO - Ngày 10-6, khi đề cập đến xử phạt giao thông, Cục CSGT đề xuất có thể quy định người dân đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng để thuận lợi khi xử phạt vi phạm, tránh đi lại nhiều lần.

Bộ GT-VT cũng đang thúc chủ ôtô qua trạm BOT trả phí không dừng. Một công ty cấp nước ở TP.HCM vừa thông báo không thu tiền nước tại nhà, khách hàng trả ở ngân hàng, cổng thanh toán, kể cả qua web của công ty. 

Những đề xuất, yêu cầu "không dùng tiền mặt" ngày càng nhiều bởi quá tiện lợi cho các bên.

Dù vậy, thực tế dùng tiền mặt vẫn là chủ lực. Phải nhanh chóng thay đổi hiện trạng này. Còn lưu luyến tiền mặt, còn phiền toái, thậm chí bất công. Như quyết định phạt nguội người vi phạm giao thông chỉ nằm trên giấy nếu họ không tự nguyện nộp, thật chẳng sòng phẳng với người đã chấp hành. 

Sao tài xế lại chịu xếp hàng trước trạm thu phí chỉ để trả tiền qua trạm? Đến ngày thu tiền nước, anh nhân viên đâu phải gõ cửa làm phiền hàng ngàn chủ nhà; ngược lại, nếu không dùng tiền mặt, "hệ thống" tự thu, chẳng ai bị phiền...

Đó là những chuyện nhỏ liên quan từng cá nhân. Không dùng tiền mặt cũng làm nên chuyện lớn, kể cả chống tham nhũng. Nhiều năm trước, Ngân hàng Nhà nước chủ trương phải thanh toán tiền mua bất động sản, ôtô qua ngân hàng, liền bị dư luận phản ứng.

Nhưng xã hội luôn phải bức xúc khi một số quan chức, người trốn thuế giàu bất thường đã mua nhiều nhà đất, xe xịn. Chịu thôi. Còn xài tiền mặt, rất khó chứng minh đó là tiền bất minh.

Ngay với nhóm Trịnh Sướng tung ra thị trường 6 triệu lít xăng giả/tháng, họ không thể giấu mãi nếu người mua xăng không dùng tiền mặt. Ít người biết rằng không dùng tiền mặt cũng góp phần chống hàng lậu, hàng giả, giúp bảo vệ quyền lợi người mua hàng vì mọi "vết tích" được lưu lại.

Bớt dùng tiền mặt, từng cá nhân cũng có thể tham gia vào việc lớn như kiểm soát lạm phát. Hiện Ngân hàng Nhà nước phải in tiền mặt đủ để mỗi người cất trong bóp một ít. Nếu tiền thôi để trong bóp, giữ trên tài khoản và chi tiêu thông qua thẻ, ví điện tử, cổng thanh toán..., đã có thể làm nên chuyện lớn. 

Tiền trên tài khoản của mỗi người, tích tiểu thành vốn "khủng" cho nền kinh tế với lãi suất rẻ, giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt lượng tiền trong lưu thông, từ đó giữ lạm phát ở mức thấp.

Có ý kiến rằng đâu phải không xài tiền mặt là hết phiền toái. Thi thoảng xảy ra như vậy nhưng chẳng là gì so với khi còn dùng tiền mặt. Hoặc có lời than phiền điểm bán hàng, dịch vụ không dùng tiền mặt chưa nhiều. 

Nhưng xóa điểm trắng không dùng tiền mặt lại phụ thuộc vào chúng ta. Nếu ai cũng "khó chịu" khi phải trả bằng tiền mặt, chắc chắn người kinh doanh sớm sửa đổi để bán hết hàng "tiền đầy tài khoản" chứ không phải "tiền đầy ngăn kéo".

Công nghệ phát triển đã giúp thanh toán không dùng tiền mặt an toàn và đơn giản. Thực tế, sau khi mở tài khoản, đăng ký dịch vụ thanh toán, mọi thứ đều theo quy trình với các thao tác như bấm, quẹt, quét. 

Rất nhiều người đang dùng điện thoại thông minh. Muốn mở rộng không dùng tiền mặt, hãy đột phá vào nhóm người còn tâm lý ngần ngại. Sử dụng rồi mới thấy đơn giản, hài lòng, mới cảm nhận được ý nghĩa của việc làm nhỏ nhưng lợi ích lớn, lớn ở đây gồm cho cá nhân và cả xã hội.

TTO - Cục Cảnh sát giao thông đang nghiên cứu đề xuất hoàn thiện quy định xử lý nghiêm các trường hợp mua bán xe, sang tên đổi chủ mà không nộp lại giấy đăng ký để nâng cao hiệu quả trong việc xử phạt qua hệ thống camera giám sát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar