29/07/2020 08:21 GMT+7

Không điều động cán bộ, giảng viên Đà Nẵng đi địa phương

VĨNH HÀ thực hiện
VĨNH HÀ thực hiện

TTO - Ông Nguyễn Đức Cường, chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, khẳng định đã có phương án điều chỉnh việc cử cán bộ trường ĐH tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sau khi Đà Nẵng bùng phát dịch COVID-19.

Không điều động cán bộ, giảng viên Đà Nẵng đi địa phương - Ảnh 1.

Đoàn Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP.HCM - Ảnh: TR.H.

Hiện nay mới chỉ có trên 5.000 cán bộ, giảng viên của 130 trường ĐH tham gia. Trong khi cả nước có 235 trường. Như vậy, lực lượng dự phòng còn nhiều. Khi cần, Bộ GD-ĐT sẽ huy động để bổ sung hoặc thay thế tại các địa phương xảy ra dịch.

Ông NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG (chánh thanh tra Bộ GD-ĐT)

Ông Nguyễn Đức Cường cho biết: "Theo quyết định của Bộ GD-ĐT, cán bộ, giảng viên của các trường ĐH đóng trên địa bàn Đà Nẵng được cử tham gia các đoàn kiểm tra công tác coi thi tại 6 tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum.

Nhưng việc bùng phát dịch COVID-19 vào thời điểm trước kỳ thi và hiện Đà Nẵng đang phải thực hiện giãn cách xã hội là tình huống Bộ GD-ĐT phải có điều chỉnh phương án cử cán bộ, giảng viên của các trường ĐH.

Ngày 27-7, Bộ GD-ĐT đã họp để đưa ra phương án triển khai kỳ thi trong tình hình mới. Căn cứ vào đó và căn cứ vào đề xuất của ĐH tại Đà Nẵng, thanh tra Bộ GD-ĐT cũng xây dựng phương án mới trình lãnh đạo bộ.

Theo đó, sẽ không cử người của trường ĐH tại Đà Nẵng tham gia kiểm tra công tác coi thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT ở địa phương khác như dự kiến".

* Bộ GD-ĐT vừa chỉ đạo phân loại thí sinh theo mức độ nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Như vậy, Đà Nẵng sẽ có thể phát sinh điểm thi, số phòng thi để đảm bảo việc bố trí thí sinh theo phân loại. Thậm chí phải chấp nhận có những điểm thi có rất ít thí sinh nhưng vẫn phải có đủ lực lượng giám sát, bao gồm cán bộ của trường ĐH. Vậy kế hoạch của thanh tra Bộ GD-ĐT có lường được việc này để cử đủ số cán bộ trường ĐH tại chỗ không?

- Theo phương án mới, cán bộ, giảng viên các trường ĐH đóng tại Đà Nẵng sẽ không tham gia kỳ thi ở địa phương khác.

Vì thế ngoài lực lượng đã được cử tham gia là 92 người (gồm cả 1 người dự phòng) là cán bộ, giảng viên ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Duy Tân, nếu Đà Nẵng điều chỉnh phương án đối phó với dịch COVID-19 để số phòng thi, điểm thi tăng thì vẫn có thể điều động bổ sung người tham gia kiểm tra từ các trường dự kiến làm nhiệm vụ ở địa phương khác sẽ thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn này.

* Vậy còn lực lượng cán bộ, giảng viên từ Đà Nẵng đã được điều động đi 5 tỉnh còn lại, sẽ phải điều chỉnh thế nào?

- Tại Quảng Nam đã điều động người của 3 trường, trong đó có Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng tham gia. Nay sẽ rút Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng và đề nghị ĐH Huế cử thêm 50 người của các trường thành viên và khoa trực thuộc tham gia kỳ thi tại địa phương này.

Quảng Ngãi đã cử 98 cán bộ, giảng viên của ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng và Trường ĐH Đông Á tham gia. Hiện sẽ phải rút người của các cơ sở đào tạo này, thay vào đó, yêu cầu Trường ĐH Tài chính kế toán, Trường ĐH Phạm Văn Đồng (đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi) cử đủ số người tương ứng tham gia.

Tại Gia Lai, theo phương án trước cử người của ĐH Tây Nguyên và Trường ĐH Kỹ thuật y dược Đà Nẵng nhưng bây giờ sẽ rút Trường ĐH Kỹ thuật y dược Đà Nẵng và yêu cầu ĐH Tây Nguyên cử thêm người bổ sung.

Riêng ở Phú Yên và Kon Tum, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Bộ Quốc phòng đề nghị hỗ trợ cử người của các trường quân đội tham gia kiểm tra coi thi tại hai tỉnh này, thay thế số cán bộ đến từ các trường tại Đà Nẵng.

Cụ thể, tại Phú Yên sẽ rút người của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, bổ sung người của Trường sĩ quan Thông tin liên lạc và Trường sĩ quan Phòng không không quân.

Tại Kon Tum sẽ rút người của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, thay bằng người của Học viện Hải quân, Trường sĩ quan Phòng không không quân.

* Năm nay kỳ thi được chuyển giao về cho địa phương chủ trì, các trường ĐH không tham gia sâu, chỉ có mặt trong các đoàn kiểm tra. Điều này đang khiến dư luận lo ngại về tiêu cực có thể xảy ra. Nay vì dịch bệnh, Bộ GD-ĐT điều chỉnh phương án cử người tại chỗ tham gia kiểm tra thi liệu có khách quan?

- Trong số các trường được điều động theo phương án mới, chỉ có Trường ĐH Phạm Văn Đồng trực thuộc tỉnh, các trường khác đều thuộc các bộ, vì thế không lo ngại cán bộ trường ĐH bị địa phương can thiệp.

Hơn nữa, ở các khâu của kỳ thi năm nay đều triển khai theo quy trình chặt chẽ, đều có sự thanh tra, giám sát của các cấp. Trong đó, Thủ tướng đã giao trách nhiệm toàn diện về kỳ thi cho chủ tịch UBND tỉnh, thành nên các địa phương đều chủ động thc hiện nghiêm túc.

Trước kỳ thi, thanh tra Bộ GD-ĐT cũng có 10 đoàn kiểm tra đến một số địa phương, những nơi nào còn chưa chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn, nhất là ở các khâu in sao, bảo quản đề thi, bài thi đều được nhắc nhở, tăng cường biện pháp giám sát.

Bộ GD-ĐT: Vẫn thi tốt nghiệp THPT 2020 theo lịch

TTO - Chiều 27-7, Bộ GD-ĐT đã họp bàn về vấn đề tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong tình huống dịch COVID-19 tái phát.

VĨNH HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar