25/03/2016 09:09 GMT+7

​Không dám nói hết

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đồng thời với quan hệ đại biểu với đại biểu trong nghị trường là quan hệ cấp trên với cấp dưới, cấp có quyền lực và cấp thừa hành. Cấp dưới e dè cấp trên, phát biểu mà sợ bị mất lòng nên không ai dám nói.

“Tôi biết nhiều đại biểu không dám nói hết điều muốn nói vì phải suy nghĩ được gì, mất gì” - đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đã “thay lời muốn nói” của không ít đại biểu Quốc hội tại phiên họp tổ thảo luận các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ ngày 23-3. Trong khi một số đại biểu khác tâm sự đôi lúc rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm”.

Những đại biểu có cùng tâm trạng với bà Tâm chắc hẳn không ít. “Nếu đại biểu nói mạnh, nói đúng với thực tiễn sẽ đụng chạm, ảnh hưởng đến địa phương” - bà Tâm nêu một trong những nguyên nhân của tình trạng “không dám nói hết”.

Cử tri cũng thấy rõ điều này. Trong các phiên họp công khai của Quốc hội, những người “nói mạnh” thường là đại biểu có vị thế tương đối độc lập thuộc đoàn thể, hiệp hội hoặc là đại biểu Quốc hội chuyên trách. Còn lại các lãnh đạo địa phương (bí thư, chủ tịch) thường không phát biểu, hoặc có phát biểu cũng “không dám nói hết”!

Sở dĩ trong hoạt động Quốc hội xảy ra tình trạng này, như phân tích của nhiều người, là do xung đột lợi ích.

Cũng là đại biểu, cùng có một phiếu như nhau, nhưng ngồi cùng phòng họp Diên Hồng với một đại biểu - giám đốc sở là một đại biểu - bộ trưởng; ngồi cùng một đại biểu - bí thư, chủ tịch tỉnh là đại biểu - Thủ tướng, phó thủ tướng; ngồi cùng đại biểu - đảng viên (thường) là đại biểu - ủy viên trung ương...

Như vậy, đồng thời với quan hệ đại biểu với đại biểu trong nghị trường là quan hệ cấp trên với cấp dưới, cấp có quyền lực và cấp thừa hành. Cấp dưới e dè cấp trên, phát biểu mà sợ bị mất lòng cũng là một chuyện bình thường. Nó càng bình thường hơn khi chính các đại biểu thừa nhận ở VN chúng ta vẫn tồn tại cơ chế xin - cho, phân cấp phân quyền chưa triệt để.

Nhìn ở khía cạnh khác, Quốc hội là nơi “mặc cả” để dung hòa các lợi ích trong xã hội. Một chính sách được quyết định khó có thể cùng lúc làm hài lòng tất cả thành viên trong xã hội. Ví dụ tăng thuế sẽ đem lại nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhưng nó lại móc thêm vào túi tiền của người sản xuất kinh doanh.

Đại biểu chỉ có một phiếu bầu, nhưng lại phải đại diện cho hàng trăm ngàn cử tri khác nhau. “Làm dâu trăm họ” sao tránh khỏi những lúc rơi vào bất lực.

Nhưng cũng có những phút giây bất lực có nguyên nhân chủ quan, ấy là do năng lực của đại biểu chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ và mong muốn của cử tri.

Ở các nước có nghị viện hoạt động chuyên nghiệp thì nghị sĩ là một nghề, có người cả đời làm đại biểu quốc hội (nếu được dân tín nhiệm).

Vì là một nghề, mà là nghề làm chính khách, nên nó đòi hỏi năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề rất cao. Nào là diễn thuyết trước đám đông, nào là vận động chính sách, nào là thăm dò ý kiến cử tri, dẫn dắt dư luận, kiến thức pháp luật...

Những kỹ năng ấy đều phải học tập, rèn luyện, trải nghiệm đồng thời với năng khiếu chính khách bẩm sinh.

Vậy nên khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, từ các nhà lãnh đạo đến cử tri đều mong muốn bầu chọn được những đại biểu có tâm và có tầm để hoạt động của cơ quan dân cử ngày càng chuyên nghiệp.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phổ điểm không thể đẹp nếu thiếu chuẩn hóa

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại trong sự thở phào của nhiều thí sinh và giáo viên, khi phổ điểm hai môn từng bị đánh giá là khó (toán và tiếng Anh) được một số chuyên gia nhận xét là "đẹp bất ngờ".

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Phổ điểm không thể đẹp nếu thiếu chuẩn hóa

Từ hai vụ khởi tố về an toàn thực phẩm

Mới đây, 18 cán bộ ở Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm tỉ đồng để cấp khống cho 10.000 giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm cho một số công ty tại Hà Nội và các tỉnh thành.

Từ hai vụ khởi tố về an toàn thực phẩm

Nhìn lại mục đích kỳ thi tốt nghiệp

Đến thời điểm này, khi Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm chi tiết của từng môn thi thì dư luận vẫn tranh cãi dữ dội về độ khó dễ của đề thi, nhất là đề thi môn toán và tiếng Anh.

Nhìn lại mục đích kỳ thi tốt nghiệp

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Hà Nội đang đứng trước một quyết định mang tính lịch sử. Theo chỉ thị của Thủ tướng, từ ngày 1-7-2026 xe máy chạy xăng sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar