11/11/2015 08:56 GMT+7

Không cứu giúp người bị nạn: Luật có nhưng chưa ai bị xử

TÂM LỤA - HOÀNG ĐIỆP ghi (tamlua@tuoitre.com.vn)
TÂM LỤA - HOÀNG ĐIỆP ghi ([email protected])

TT - Gặp người bị nạn nhưng không cứu giúp có bị xử phạt? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.

Hiện trường vụ tai nạn trên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc vào đêm 8-11 - Ảnh: Minh Quang

Sáng 9-11, ngay sau thông tin về vụ tai nạn liên hoàn trên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc (Hà Nội) làm 1 người chết, tài xế gây tai nạn nhảy cầu tự tử thì trên mạng xuất hiện bài viết về việc nhiều người đi đường khi thấy tai nạn đã không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo , quay phim để sau đó tung lên mạng câu view…

* ThS Nguyễn Minh Sơn (Viện KSND tỉnh Kiên Giang):

Lẽ ra nên gọi điện cho các cơ quan chức năng

Việc thấy người gặp nạn nhưng chỉ đứng quay phim, chụp hình để đưa lên Facebook nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận là hành vi đáng lên án.

Theo lối sống của người châu Âu, khi gặp người bị nạn họ không cứu giúp mà sẽ lập tức điện thoại đến cơ quan cứu hộ để cứu nạn nhân. Lý do vì họ nghĩ mình không phải là lực lượng cứu hộ, họ sợ không có chuyên môn cứu hộ sẽ làm xấu đi tình trạng của nạn nhân.

Dù thế nào đi chăng nữa, sự thờ ơ, thói vô cảm là hành vi đáng lên án về mặt đạo đức và xã hội.

Lẽ ra khi gặp người bị nạn, người đi đường có thể điện thoại cho các cơ quan cứu hộ đến hoặc giúp đỡ nạn nhân trong khả năng mình có thể thì họ lại đứng đó chụp hình, quay phim đăng lên mạng và bỏ đi khi nạn nhân nhờ giúp đỡ. Hành vi này nên bị phê phán một cách quyết liệt!

* Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP Hà Nội):

Khó xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Để kết tội chủ thể không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo điều 102 là không dễ.

Để xác định được chủ thể của tội danh này, phải xác định được những người đó có đủ năng lực hay nghiệp vụ cứu giúp hay không, việc không cứu giúp có xảy ra hậu quả khiến các nạn nhân tử vong hay không.

Trước đây tôi đã bào chữa cho bị cáo là bảo vệ hồ, khi thấy người dân đi câu cá trộm đã đuổi theo. Mấy người đi câu cá trộm bị đuổi nên nhảy xuống hồ rồi chấp chới dưới nước.

Bảo vệ không những không cứu mà còn lấy đá ném xuống hồ và cuối cùng người đi câu cá trộm bị chết. Vụ ấy, bảo vệ bị xét xử tội không cứu giúp người khác.

Hay có một vụ quẹt xe trên đường cao tốc, tài xế ôtô sau khi gây tai nạn đã xuống xem nạn nhân nhưng thấy nạn nhân bị nặng thì bỏ đi khiến nạn nhân tử vong.

Như vậy, có thể hiểu tội không cứu giúp người khác được áp dụng cho chủ thể liên quan trực tiếp đến vụ việc. Ở đây, rất khó chứng minh việc những người đi đường dùng điện thoại quay phim là những người có điều kiện mà không cứu giúp người khác.

Vì vậy, tôi cho rằng cần giáo dục cho người tham gia giao thông không chỉ trách nhiệm pháp luật mà còn ứng xử đạo đức.

* Luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM):

Mức phạt hành chính từ 500.000 đến 1 triệu đồng

Trong thực tế, việc xử lý người không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng còn nhiều khó khăn bởi lẽ phải xem xét cẩn trọng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả mới xử lý...

Pháp luật quy định hành vi bỏ mặc người bị tai nạn giao thông đã vi phạm điểm đ, khoản 3, điều 11 của nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ. Mức phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Pháp luật hình sự cũng có quy định: “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” được quy định tại điều 102 Bộ luật hình sự. Tội này có hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nhưng tội danh này trên thực tế rất ít xảy ra và rất khó áp dụng, khi xảy ra tai nạn nhiều người tham gia giao thông thường chỉ đứng xem rồi bỏ đi.

“Luật quy định rất cụ thể (điều 102 Bộ luật hình sự) nhưng mấy chục năm làm công tác xét xử, tôi chưa từng thấy tòa xử được bị cáo nào về hành vi này.

Xét dưới góc độ đạo đức, con người đối xử với nhau ngày càng vô cảm. Khi ra đường thấy chuyện bất bình họ chỉ đứng chứng kiến hoặc bỏ đi vì sợ liên lụy đến bản thân mình. Đó là thực trạng đáng buồn hiện nay.

Suy cho cùng, sự thờ ơ vô cảm, dửng dưng khi người khác gặp nạn cũng là do văn hóa, do giáo dục mà nên”.

Ông TRƯƠNG VIỆT TOÀN 
(phó chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội)

“Tôi nghĩ trong vụ việc này, đánh giá về phạm trù đạo đức và ứng xử thì đúng hơn việc quy trách nhiệm hình sự đối với người quay clip. Bởi thực tế cứu giúp mà không cứu giúp đúng cách còn làm nặng hơn tình trạng của nạn nhân.

Luật quy định nói là có điều kiện mà không cứu giúp, ví như trong đám đông có bác sĩ có đủ điều kiện mà không cứu thì có thể xem xét trách nhiệm. Thực tế, luật có nhưng khó xem xét và xử lý”.

Bà VŨ THỊ XUÂN NHUỆ
 (kiểm sát viên Viện KSND TP.HCM)

TÂM LỤA - HOÀNG ĐIỆP ghi ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cựu phó trưởng Công an phường Phạm Ngũ Lão thừa nhận nhận hối lộ

Cựu phó trưởng Công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM (cũ) thừa nhận nhận hối lộ 5 triệu đồng nhưng cho rằng không đưa hối lộ.

Cựu phó trưởng Công an phường Phạm Ngũ Lão thừa nhận nhận hối lộ

Bắt người đàn ông ở Tây Ninh bắn chết hàng xóm vì tranh chấp ranh giới đất

Tranh chấp ranh giới đất, người đàn ông ở Tây Ninh dùng súng mua trên mạng bắn chết hàng xóm.

Bắt người đàn ông ở Tây Ninh bắn chết hàng xóm vì tranh chấp ranh giới đất

Tây Ninh: Tổ trưởng an ninh khu phố vận động, chở thanh niên chém người ra đầu thú

Trong lúc cãi nhau, Dương dùng dao chém trúng vùng cổ của ông E. gây thương tích rồi bỏ trốn.

Tây Ninh: Tổ trưởng an ninh khu phố vận động, chở thanh niên chém người ra đầu thú

Tiền sính lễ đã chi tiêu hết, khi ly hôn tòa buộc vợ trả lại, có công bằng không?

Bạn đọc thắc mắc số tiền sính lễ, tiền quà tặng của hai bên gia đình đã được chị sử dụng hết trong thời kỳ hôn nhân, nhưng khi ly hôn tòa xử buộc chị phải trả lại số tiền sính lễ, tiền quà phía chồng đã cho.

Tiền sính lễ đã chi tiêu hết, khi ly hôn tòa buộc vợ trả lại, có công bằng không?

Khởi tố Tiến 'bịp' về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an TP Hải Phòng đã khởi tố Nguyễn Thành Long (tức Tiến 'bịp' - sinh năm 1988, trú tại thôn Xuân La, xã Kiến Thụy, TP Hải Phòng) để điều tra về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Khởi tố Tiến 'bịp' về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quy định chụp ảnh tại phòng công chứng và những vấn đề còn bỏ ngỏ trong bảo mật thông tin cá nhân

Quy định chụp ảnh trong Luật Công chứng 2024 là một bước đi cần thiết nhằm nâng cao tính an toàn và minh bạch, nhưng thực tế triển khai đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

Quy định chụp ảnh tại phòng công chứng và những vấn đề còn bỏ ngỏ trong bảo mật thông tin cá nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar