17/07/2023 16:36 GMT+7

Không còn tôm, người Việt tại Mississippi bỏ nghiệp ngư dân

Đánh bắt hải sản từng là sinh kế của nhiều người Việt khi đến bang Mississippi, Mỹ định cư. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, số lượng tôm tại vùng này đang ngày càng suy giảm, các thế hệ sau đã không còn muốn nối nghiệp ngư dân.

Ông Sau Truong và con trai Elvis Ta trên con thuyền Miss Mimi bắt tôm của gia đình - Ảnh: SUN HERALD

Ông Sau Truong và con trai Elvis Ta trên con thuyền Miss Mimi bắt tôm của gia đình - Ảnh: SUN HERALD

Ông Sau Truong - một ngư dân lâu năm tại bang Mississippi, Mỹ - đã lên thuyền ra khơi vào tháng trước nhưng không bắt được tôm.

Các cảng tại khu vực Bayou Caddy, nơi ông Truong trước đây đã dạy người con trai Elvis Ta của mình về vịnh Mexico, hè năm nay cũng lâm cảnh vắng lặng. Tất cả ngư dân đều đã về nhà.

“Sớm thôi, ngành công nghiệp tôm ở khu vực bờ biển vùng vịnh sẽ biến mất”, báo Sun Herald dẫn lời Elvis Ta - con trai ông Truong - chia sẻ. 

Những người Việt bắt tôm tại Mỹ

Biển là cả thế giới của ông Truong. Khi mới đến Mỹ vào 40 năm trước, ông Truong không nói được tiếng Anh nhưng đã vay và tiết kiệm đủ tiền để mua một con thuyền cho riêng mình. Ông đã làm tất cả những gì có thể để xây dựng cuộc sống tại một vùng đất mới.

Ông Truong là một trong hàng ngàn người Việt chọn bang Mississippi làm nơi định cư khi đến Mỹ vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước.

Những người này khi ấy đã mua thuyền, may lưới, và vay tiền từ các bên chế biến hải sản vì chưa thể vay ngân hàng do vẫn là người nước ngoài.

Họ trở thành một phần của nền kinh tế biển địa phương. Họ làm việc tại các trại nuôi hàu và làm việc xuyên suốt. Con cái chính là tương lai của họ ở vùng xa lạ này. Họ cũng thường đưa con mình đi câu.

Tuy nhiên, sinh kế dựa vào biển của họ không được êm ả.

Biến cố đầu tiên ập đến vào năm 2005 khi bão Katrina nhấn chìm nhiều thuyền đánh cá. Tiếp sau đó 5 năm, giàn khoan Deepwater Horizon phát nổ khiến dầu loang khắp vịnh Mexico khiến việc đánh bắt hải sản trong khu vực đột ngột bị tạm ngừng.

Ông Sau Truong là ngư dân nhưng cổ vũ con cái theo đuổi một công việc khác - Ảnh: SUN HERALD

Ông Sau Truong là ngư dân nhưng cổ vũ con cái theo đuổi một công việc khác - Ảnh: SUN HERALD

Gần đây nhất vào năm 2019, bang Louisiana đã mở một cửa xả lũ của đập Bonnet Carre Spillway trong 123 ngày, khiến nước ngọt dâng cao, giết chết hàu và tôm trên eo biển Mississippi.

Quan chức bang ước tính các nguyên nhân trên đã khiến hơn 80% tôm ở vùng vịnh suy giảm trong thời gian gần đây. Và hiện nay, nhiều con em và cháu chắt của gần 10.000 cư dân Việt Nam định cư tại khu bờ biển Mississippi đã phải rời đi.

Không thể bám trụ với truyền thống

Hiện tại, mỗi lần ra khơi, ông Truong sẽ phải chấp nhận thua lỗ khi tôm đánh bắt được ngày càng ít nhưng giá dầu diesel nhiên liệu cho tàu thuyền lại tăng cao. 

Bên cạnh đó, nước Mỹ năm 2022 đã nhập khẩu 900 tấn tôm, giá tôm địa phương cũng giảm và đạt mức ít hơn 3 USD/pound (hơn 70.000 đồng cho 500g).

“Nếu có tôm, tôi sẽ đi làm. Nếu không có tôm, tôi sẽ chỉ ngồi nhà”, ông Truong nói.

Từng người một, thế hệ sau những ngư dân Việt Nam trên bờ biển Mississippi đang phải từ bỏ công việc mưu sinh từng là tất cả đối với gia đình.

“Điều này thật đáng buồn”, Ta chia sẻ.

Tuy nhiên, Ta biết rằng anh sẽ không ra khơi mãi. Cha mẹ anh muốn anh đi học. Họ mong rằng anh sẽ có một công việc tốt và có bảo hiểm y tế.

Không một người anh em họ nào của Ta hay những người bạn mà Ta biết dự định trở thành ngư dân.

Anh Ta hiện làm việc cho Bộ Nông nghiệp Mỹ và sở hữu 2 doanh nghiệp khác - Ảnh: SUN HERALD

Anh Ta hiện làm việc cho Bộ Nông nghiệp Mỹ và sở hữu 2 doanh nghiệp khác - Ảnh: SUN HERALD

Ông Truong là người cuối cùng. Cuối tháng này, ông Truong sẽ một lần nữa đưa con thuyền đã rỉ sét và bạc màu của mình ra khơi để tìm tôm. Ông Truong cũng sẽ sớm nghỉ hưu và trở về Việt Nam.

“Vậy đấy, sẽ không có ai nối nghiệp chúng tôi nữa”, Ta nói.

Người Việt, 62 tuổi, khống chế kẻ có vũ trang đe dọa cảnh sát ở Đức

Một người Việt Nam xuất hiện từ phía sau, lao vào khống chế, siết chặt tay thanh niên 26 tuổi người Đức gốc Syria đang đe dọa cảnh sát và người xung quanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 20-5, Quốc hội Hungary chính thức thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm phản đối sự "chính trị hóa" của tổ chức này.

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng Youtube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Tổng thống Mỹ chia sẻ vừa có cuộc điện đàm thành công với "một quý ông dễ mến tên là Vladimir Putin" và việc đàm phán hòa bình đang có nhiều tiến triển tốt.

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar