18/01/2017 13:03 GMT+7

Không có “tuần trăng mật” cho ông Trump

TS TERRY F. BUSS (viện sĩ, Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) - THÚY ĐÀO chuyển ngữ
TS TERRY F. BUSS (viện sĩ, Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) - THÚY ĐÀO chuyển ngữ

TTO - Hầu hết các tổng thống Mỹ đều có một khoảng thời gian rất dễ chịu sau khi đắc cử cho tới trước khi nhậm chức và 100 ngày sau đó. Thời kỳ này thường được gọi là “tuần trăng mật”. Nhưng điều đó đã không xảy ra với ông Donald Trump.

Người Mỹ biểu tình đòi ông Trump không được đụng đến chính sách Obamacare - Ảnh: Reuters

Ngay ngày đầu tiên sau khi có kết quả bầu cử, phe Dân chủ bắt đầu phá hoại tính hợp pháp của tổng thống đắc cử và tiếp tục tăng cường không bỏ sót ngày nào sau đó. Gây tổn hại cho ông Trump, phe Dân chủ có thể tăng cơ hội giành lại chiếc ghế tổng thống và quốc hội vào năm 2020.

Họ cũng sẽ ngáng chân được ông Trump trong các hoạt động thay đổi đất nước. Phe Dân chủ rõ ràng đang nỗ lực đến tuyệt vọng để giữ gìn di sản của Tổng thống Obama.

Thách thức kết quả bầu cử

Phe Dân chủ đã bắt tay với ứng cử viên Đảng Xanh, Jill Stein, để yêu cầu kiểm phiếu lại tại Wisconsin, Pennsylvania và Michigan.

Bà Stein đã gây quỹ lên đến hàng triệu đôla cho hoạt động này để bà Clinton chỉ thêm lên được 1% số phiếu.

Tiếp theo đó, phe Dân chủ tìm cách kêu gọi các đại cử tri của phe Trump “lật kèo”, nhưng trớ trêu thay kết quả lại khiến chính cử tri của họ quay lưng lại với bà Clinton khiến số phiếu của ông Trump tăng lên.

Thất bại trong nỗ lực đó, phe Dân chủ tiếp tục tấn công vào Hạ viện, nơi những lá phiếu đại cử tri sẽ chính thức được đếm. Một số nghị sĩ Dân chủ vẫn tiếp tục thách thức tư cách hợp lệ của người bỏ phiếu. Nhưng kết quả vẫn chỉ là thất bại.

Phe Dân chủ đã không thể ngăn cản ông Trump trở thành tổng thống của nước Mỹ, thành ra bước tiếp theo của họ là tung thông tin ông Trump chiến thắng được là nhờ sự trợ giúp của Nga và FBI.

Các đại diện Đảng Dân chủ kêu gọi giải trình và công bố các hoạt động mà FBI và Nga đã thực hiện để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump.

Các cơ quan tình báo Mỹ có trách nhiệm phải công bố các báo cáo cho thấy việc Nga đã xâm nhập thông tin bầu cử. Sau đó, theo ông Trump, các cơ quan này đã cố tình rò rỉ báo cáo với những cáo buộc vô căn cứ chống lại ông.

Để ủng hộ nỗ lực này của Đảng Dân chủ, Tổng thống Obama đã trừng phạt Nga và công khai đổ trách nhiệm cho Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Obama biết rõ các hoạt động phá hoại của Nga từ hồi tháng 7 nhưng đã không có động thái trừng phạt gì cho đến khi Đảng Dân chủ thua cuộc và quyết định tấn công ông Trump.

Các nghị sĩ Dân chủ và Văn phòng tổng thanh tra, Bộ Tư pháp của chính quyền Tổng thống Obama hiện đang tiến hành điều tra hoạt động của chính cơ quan này.

Phe Dân chủ đã làm mọi cách để đảm bảo chính quyền của ông Trump sẽ phải bù đầu nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để giải quyết các vụ điều tra, giải trình và các báo cáo bất lợi.

Đổ thêm dầu vào lửa

Suốt sáu ngày liên tục sau bầu cử, phe Dân chủ và những người ủng hộ bao gồm từ các nhà hoạt động xã hội cho đến những kẻ vô chính phủ và các nhóm cổ xúy quyền tự do cá nhân đã khuấy động biểu tình trên toàn nước Mỹ.

Một trong số đó nhằm đóng cửa Trump Tower tại New York để gây cản trở quá trình thiết lập nội các của chính quyền Trump và ngăn cản người dân đến đây mua sắm dịp Giáng sinh.

Hàng trăm ngàn người đã được bố trí tham gia biểu tình trong ngày lễ nhậm chức của tổng thống mới vào ngày 20-1. Các nhóm này sử dụng mạng xã hội để kêu gọi người tham gia và cổ xúy bạo động.

Riêng Tổ chức Planned Parenthood và nhiều nhóm hoạt động nữ quyền đã huy động khoảng 200.000 người tham gia biểu tình dịp này. Các ngôi sao giải trí Hollywood vẫn đang tiếp tục kêu gọi người hâm mộ tuần hành, đối kháng, gây rối bất kỳ khi nào có thể.

Cũng phải khẳng định rằng chính cách hành xử của ông Trump đã khiến mọi chuyện tồi tệ hơn nữa. Nói ngắn gọn thì đó là một cách xử sự không xứng tầm.

Ông đã thực hiện chuyến đi mừng chiến thắng sau khi có thể nói là đánh bại tất cả mọi kẻ thù mà ông đã tạo ra trong chiến dịch tranh cử. Ông vẫn tiếp tục sử dụng Twitter để có những bình luận tiêu cực về những người đối lập.

Tiếp đó là việc ông bắt đầu can thiệp vào chính sách đối nội và đối ngoại như một tổng thống chính thức. Có vẻ như tổng thống đắc cử đang chào đón và thích thú với sự hỗn loạn.

Mảng đen tối

Chiến dịch bầu cử của ông Donald Trump và bà Hillary Clinton chính là mảng đen tối nhất trong bức tranh lịch sử nước Mỹ kể từ cuộc nội chiến những năm 1860.

Cuộc chiến giữa hai ứng viên ít được cảm tình nhất của cử tri là tổng hòa những quan điểm đảng phái thù nghịch cao độ, thể hiện hai tầm nhìn hoàn toàn trái ngược và không thể hòa hợp cho nước Mỹ.

Khi phe Dân chủ nhận ra thảm bại của họ trước ông Trump thì họ mới bắt đầu lo rằng ông Barack Obama có thể sẽ là tổng thống Dân chủ cuối cùng trong nhiều năm tới và đảng này sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Phe Dân chủ đã xoay ngược nước đi và một lần nữa lại đổ lỗi thất bại cho FBI và người Nga. Họ không chịu thừa nhận một điều là Đảng Dân chủ đã bị chính cử tri Mỹ chối bỏ.

TS TERRY F. BUSS (viện sĩ, Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) - THÚY ĐÀO chuyển ngữ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu của ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

Câu đùa của ông Ibrahim với Ngoại trưởng Mỹ Rubio về thời gian ông ở châu Á cho thấy tâm trạng bất an vì chính sách thuế quan của Mỹ.

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu
 của ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar