31/10/2015 08:04 GMT+7

“Không có tiền tăng lương mà lại đi xóa nợ?”

VIỄN SỰ thực hiện
VIỄN SỰ thực hiện

TT - Đại biểu VÕ THỊ DUNG 
(TP.HCM) đã đặt vấn đề như vậy trước đề xuất xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm ăn thua lỗ, đang tiến hành cổ phần hóa.

Tàu Vinashin Bay nằm đắp chiếu tại Nhà Bè, TP.HCM (ảnh chụp tháng 2-2013)- Ảnh: Đ.Dân

Trước đây Vinashin, Vinalines làm ăn thua lỗ cuối cùng ngân sách nhà nước cũng gánh chịu, hàng chục ngàn tỉ đồng của nhân dân trôi đi. Bây giờ lại có chính sách để hợp thức những cái thua lỗ mà không ai chịu trách nhiệm.

Chính phủ trình nội dung này ra vì cho rằng không xóa nợ thuế cho các doanh nghiệp này thì không tiến hành được cổ phần hóa, nguyên nhân đó khó chấp nhận

Đại biểu VÕ THỊ DUNG (TP.HCM)

Giải thích rõ hơn về quan điểm của mình, bà Dung nói:

- Hiện nay chúng ta nói giữa các thành phần kinh tế phải bình đẳng với nhau, vậy xóa nợ thuế cho các DNNN sẽ tạo ra sự bất bình đẳng. Điều đó cử tri và nhân dân không thể chấp nhận.

* Chính phủ trình ra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế có điều khoản đề nghị xóa nợ thuế cho các DNNN đang tiến hành cổ phần hóa, nhưng không kèm theo các thông tin về doanh nghiệp, số tiền nợ thuế được xóa. Phải chăng đây là điểm mấu chốt làm các đại biểu Quốc hội như bà không yên tâm?

- Đầu tiên phải tìm ra nguyên nhân vì sao DNNN đó nợ. Muốn xóa nợ thuế cho doanh nghiệp nào thì Quốc hội phải có nghị quyết riêng, đại biểu phải có danh sách từng DNNN được đề nghị xóa nợ thuế để xem xét.

Không thể dùng một chính sách để áp cào bằng cho tất cả DNNN nợ thuế và mở đường tháo chạy nợ thuế cho những doanh nghiệp khác. Chính phủ phải báo cáo đầy đủ với Quốc hội để đại biểu còn về báo cáo lại với cử tri, chứ không thể bàn ở nghị trường rồi thôi.

Một chính sách cào bằng như vậy sẽ không giải quyết được sự bất bình đẳng. Nguy hiểm hơn là tạo ra sự chai lì với các DNNN chưa nộp thuế. Vì đằng nào họ cũng biết khi cổ phần hóa sẽ được xóa nợ thuế. Thậm chí phải đặt trường hợp có những doanh nghiệp dùng tiền để nộp thuế cho vào túi riêng, tham ô tham nhũng, nay lại được Nhà nước xóa nợ.

Phải tính đến trách nhiệm người quản lý điều hành doanh nghiệp, chứ không thể chỉ có ngân sách nhà nước gánh, những người lao động chân chính phải gánh. Tôi không tin chính sách xóa nợ thuế sẽ thúc đẩy được quá trình cổ phần hóa, trái lại sẽ để lại hậu quả về tài chính. Trước hết là hậu quả về lòng tin của nhân dân sẽ suy giảm.

* Tại cuộc thảo luận, có ý kiến của một số đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề liệu có lợi ích nhóm trong việc xóa nợ thuế này hay không? Ý kiến của bà như thế nào?

- Tôi chưa thấy rõ chính sách này sẽ tạo ra lợi ích nhóm thế nào, nhưng nói sòng phẳng là không công bằng. Tại sao doanh nghiệp tư nhân nợ thuế thì chẳng những phải trả nợ mà còn đóng tiền phạt, trả lãi suất do chậm nộp thuế, trong khi DNNN được xóa? Đồng thời, bây giờ đặt ra chính sách này là tạo tiền đề cho những DNNN làm ăn thua lỗ sẵn đường để chạy.

Trong bối cảnh Chính phủ đang rất căng thẳng về ngân sách, phải vay nước ngoài đảo nợ, rồi tạm ứng của Ngân hàng Nhà nước, thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp lớn để lấy tiền chi tiêu trước mắt thì việc xóa nợ, cho không, bỏ qua một khoản ngân sách là điều không chấp nhận được.

Có vô lý không khi ngân sách những năm vừa qua rất khó khăn, năm 2016 tiếp tục khó khăn, không có tiền để tăng lương mà lại đi xóa nợ thuế cho DNNN thua lỗ?

VIỄN SỰ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Giao dịch nhà ở đã qua sử dụng tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng ở nhiều đô thị lớn trong nửa đầu năm 2025.

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Giá cà phê trong nước và thế giới cùng giảm do nguồn cung tăng?

Theo xu hướng của giá thế giới, giá cà phê trong nước hôm nay giảm mạnh và hiện ở quanh mốc 92.500-93.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước và thế giới cùng giảm do nguồn cung tăng?

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,9%

United Overseas Bank (UOB) vừa điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9 điểm phần trăm, từ mức 6% lên 6,9%.

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,9%

Khối ngoại 'gom' hàng, chứng khoán tiếp tục tăng mạnh, vượt xa 1.400 điểm

Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán đạt gần 31.000 tỉ đồng. Điều này phản ánh sự sôi động của dòng tiền, dù lực cầu chủ động có dấu hiệu thận trọng khi chỉ số vượt 1.410 điểm.

Khối ngoại 'gom' hàng, chứng khoán tiếp tục tăng mạnh, vượt xa 1.400 điểm

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Sau lời đe dọa của tổng thống Mỹ cuối tuần trước, các nước tham gia hội nghị BRICS bác bỏ cáo buộc rằng khối này 'chống Mỹ'.

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Tăng trưởng tín dụng cả nước gần 10%: cao nhất kể từ năm 2022

Tăng trưởng tín dụng cả nước tính đến 30-6 đã đạt mức 9,9% - mức cao nhất kể từ năm 2022 đến nay.

Tăng trưởng tín dụng cả nước gần 10%: cao nhất kể từ năm 2022
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar