15/08/2016 07:50 GMT+7

“Không có phương thức tuyển sinh nào hoàn hảo”

NGỌC HÀ (ngocha@tuoitre.com.vn)
NGỌC HÀ ([email protected])

TTO - Bộ GD-ĐT - đơn vị chủ trì tổ chức thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH 2016 - đánh giá thế nào về đợt 1 kỳ tuyển sinh ĐH chính quy 2016 vừa qua?

Ảnh: N.KHÁNH

“Không có phương thức tuyển sinh nào là hoàn hảo được tất cả mọi người chấp nhận. Vì thế phải chấp nhận phương án ít bất cập nhất, được nhiều người đồng tình nhất.

Tuyển sinh liên quan đến hàng triệu thí sinh, hàng triệu gia đình, là mối quan tâm của toàn xã hội. Đưa ra một giải pháp thỏa mãn được chừng đó người có liên quan là điều không thể.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau khi các trường chính thức công bố điểm chuẩn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định: Về cơ bản, quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Những điều chỉnh được áp dụng cho đợt 1 xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016 đã phát huy những điểm tích cực, khắc phục những điểm còn hạn chế của kỳ tuyển sinh 2015.

Tuy nhiên, để công tác xét tuyển ĐH, CĐ được thực hiện tốt hơn nữa, theo tôi, các trường nói chung cần có sự phối hợp, liên kết với nhau trong tuyển sinh (như tuyển sinh theo nhóm trường) và từng trường nói riêng cũng cần xác định ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển phù hợp, không vì quá an toàn trong đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của trường mình mà gây khó đối với thí sinh và các trường khác.

Năm 2016: Khó thỏa mãn

* Có ý kiến cho rằng vừa mới năm 2015 tuyển sinh ĐH thí sinh được thay đổi nguyện vọng ở đợt 1 và được quyền biết mức điểm các hồ sơ đã nộp. Vậy mà năm 2016 bộ lại thay đổi, khiến thí sinh khó chọn trường phù hợp với mức điểm, các trường lo tỉ lệ ảo cao. Quan điểm của ông trước nhận định này?

- Đúng là công khai thông tin đăng ký xét tuyển để thí sinh biết như đã áp dụng năm 2015 có cái hay là các em lựa sức trong chọn ngành, chọn trường, có thể điều chỉnh quyết định của mình, đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất và các trường cũng không có ảo. Song giải pháp này buộc thí sinh phải theo dõi thông tin, gây áp lực tâm lý căng thẳng mà chính dư luận xã hội đã phản ứng, không đồng tình.

Giải pháp không thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển như đã áp dụng năm nay giải tỏa được áp lực tâm lý căng thẳng của năm 2015, nhưng thí sinh phải chấp nhận rủi ro và các trường chấp nhận ảo.

Tuy nhiên, cũng không vì thế mà thí sinh bị “đói” thông tin, không có kênh hỗ trợ, tiếp sức trong hành trình chọn trường, chọn ngành.

Khác với năm đầu tiên đổi mới tuyển sinh, phổ điểm kết quả thi năm nay được công bố công khai, cộng với việc tham khảo điểm chuẩn năm ngoái vào các trường, ngành yêu thích, thí sinh đối chiếu với kết quả thi mình đạt được để quyết định nộp đăng ký xét tuyển.

Việc cho phép thí sinh đăng ký hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng trong đợt 1 và đăng ký ba trường, mỗi trường hai nguyện vọng trong mỗi đợt bổ sung là giải pháp giảm thiểu rủi ro cho thí sinh dù các trường phải chấp nhận một tỉ lệ thí sinh ảo nhất định.

Bộ cũng đã đưa vào quy chế nhiều biện pháp giảm ảo: khuyến khích tuyển sinh theo nhóm trường, cung cấp cho các trường dữ liệu thí sinh đăng ký vào các trường/ngành cùng đợt xét tuyển, yêu cầu thí sinh nộp giấy báo kết quả thi (duy nhất) trong vòng năm ngày kể từ khi trường công bố kết quả xét tuyển để khẳng định nhập học, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước...

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) ngày cuối cùng nộp hồ sơ đợt 1, năm nay không còn cảnh chen lấn như năm 2015 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Có nên tiếp tục kỳ thi “2 trong 1”?

* Thưa ông, thực tế để ứng phó với tỉ lệ ảo cao, một số trường không ngại tiết lộ phương án bù đắp chỉ tiêu là xác định điểm chuẩn thấp, số trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu để sau này khi thí sinh quyết định nhập học sẽ “khấu hao” là vừa?

- Thống kê tại thời điểm trước khi các trường tải dữ liệu về xét tuyển cho thấy đã có 396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào hai trường trong đợt 1. Thí sinh ảo là tất yếu.

Trong cơ sở dữ liệu các trường tải về để xét tuyển, bộ đã cung cấp thông tin về tất cả các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký trong cùng đợt để tham khảo, phán đoán và lọc ảo. Trong quy chế cũng đã bổ sung nhiều quy định hỗ trợ các trường khắc phục thí sinh ảo như đã nói ở trên.

Bộ đã khuyến khích các trường thống nhất với nhau tổ chức xét tuyển chung trong cả nước hay tham gia các nhóm xét tuyển ở các vùng miền để khắc phục hay giảm thiểu ảnh hưởng của thí sinh ảo, nhưng chưa được sự đồng thuận cao của các trường.

Bộ đã nhắc nhở các trường không được tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu đã công bố để một mặt đảm bảo chất lượng đào tạo, mặt khác không gây khó khăn về nguồn tuyển đối với các trường khác.

Các trường tự chủ lựa chọn phương án xét tuyển thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành, trong đó có quy định không được tuyển vượt chỉ tiêu.

Sẽ tiếp tục hoàn thiện

Sau năm 2016, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH sẽ chuyển hướng thế nào, thưa ông?

- Tuy nỗ lực đổi mới thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được ghi nhận, nhưng đúng là vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.

Băn khoăn phổ biến nhất là khó có thể đạt được hai mục đích một cách trọn vẹn với một kỳ thi như hiện nay vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ khác nhau.

Thứ hai, xã hội băn khoăn rằng trên thực tế chỉ có 60-70 trường ĐH có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường ĐH, CĐ, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường?

Thứ ba, nhiều người cũng đặt vấn đề: có nên tiếp tục tổ chức thi theo kiểu truyền thống như hiện nay hay chuyển sang phương thức thi hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin?

Đến thời điểm này, bộ đã gửi công văn đề nghị các sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ đề xuất phương án thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy cho năm 2017 và những năm tiếp theo.

Tổ công tác của bộ đang tập hợp, phân tích các ý kiến đóng góp. Trên cơ sở đó sẽ tìm được phương án tối ưu nhất để đưa ra lấy ý kiến dư luận xã hội trong thời gian tới.

NGỌC HÀ ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar