25/09/2017 16:36 GMT+7

Không có chuyện lấy vợ Iceland được trả 5.000 USD mỗi tháng

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trên mạng Internet từng rộ lên thông tin nói rằng do quá thiếu đàn ông nên những người nhập cư Iceland nếu lấy vợ người bản xứ sẽ được hưởng 5.000 USD/tháng.

Không có chuyện lấy vợ Iceland được trả 5.000 USD mỗi tháng - Ảnh 1.

Tin giả về việc Chính phủ Iceland cấp 5.000 USD/tháng cho đàn ông nhập cư lấy vợ người Iceland cũng đã xuất hiện trên một số báo mạng ở Việt Nam - Ảnh chụp lại từ màn hình

Trang tin chuyên kiểm chứng tin giả Snopes đã khẳng định thông tin này là sai.

Những tin tức liên quan tới chuyện này bắt đầu râm ran từ cuối tháng 6-2016 khi một số trang tin tức trên mạng không đáng tin cậy tại châu Phi và những nơi khác đăng tải câu chuyện này.

Theo đó, các bài báo trên mạng nói rằng vì quá thiếu đàn ông nên Chính phủ Iceland đã dành một khoản tiền thưởng mỗi tháng 5.000 USD cho những người nhập cư sẵn sàng kết hôn với phụ nữ bản xứ.

Một trong những nơi đăng tải thông tin này là blog có tên The Spirit Whispers.

Điều đáng nói là hóa ra đã có rất nhiều độc giả nam giới đọc và quan tâm tới thông tin đó. Họ không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ một bình luận phía dưới nội dung đăng tải.

Trang web The Reykjavík Grapevine của Iceland sau đó đã phản ánh thực tế "quá nhiều phụ nữ Iceland trên mạng Facebook cho biết họ đã phải nhận vô số tin nhắn rác và đề nghị kết bạn của những người đàn ông không phải người Iceland mà họ không hề quen biết".

Cũng trang web này đã khẳng định thông tin trả tiền cho người nhập cư để lấy vợ người Iceland chỉ là tin đồn.

Họ cũng nói, theo dữ liệu thống kê dân số mới nhất thì Iceland thực chất là đang dư đàn ông chứ không phải phụ nữ, và Chính phủ Iceland cũng chưa bao giờ đề xuất việc trả liền cho người nhập cư nếu họ kết hôn với người bản xứ, bất kể giới tính là gì.

Đại sứ quán Đan Mạch tại Ai Cập, đơn vị xử lý các vấn đề liên quan tới Iceland trong khu vực, rõ ràng đã quá mệt mỏi trước những thắc mắc của cánh đàn ông về vấn đề này nên đã đăng thông báo bác bỏ tin đồn trên tài khoản Facebook của họ.

Trong thông báo ghi rõ: "Xin vui lòng lưu ý rằng thông tin thời gian qua lan truyền trên mạng Internet về việc chính phủ (Iceland) cấp tiền cho những người nhập cư kết hôn với phụ nữ Iceland là KHÔNG ĐÚNG".

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video Mỹ - Philippines tập trận bị biến thành Mỹ tấn công Iran

Video tập trận của quân đội Mỹ và Philippines bị biến thành Mỹ tổ chức tấn công Iran giữa lúc căng thẳng Trung Đông đã hạ nhiệt.

Video Mỹ - Philippines tập trận bị biến thành Mỹ tấn công Iran

Có quốc gia nhỏ nhất thế giới chỉ với một cư dân và có hoàng gia riêng?

Nằm đối diện châu Âu, bên kia Biển Bắc, có một vương quốc có hệ thống tiền tệ riêng, tem bưu chính, hiến pháp và quốc ca riêng.

Có quốc gia nhỏ nhất thế giới chỉ với một cư dân và có hoàng gia riêng?

Bức ảnh em bé sơ sinh sống sót sau hơn 5 ngày trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ là thật hay giả?

Facebook nhắc lại chuyện bé gái 2 tháng tuổi đã sống sót kỳ diệu sau hơn 5 ngày mắc kẹt trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023.

Bức ảnh em bé sơ sinh sống sót sau hơn 5 ngày trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ là thật hay giả?

Không có chuyện ông Trump dọa ném bom Na Uy nếu không được trao Nobel Hòa bình

Tin đồn nói ông Trump dọa ném bom Na Uy nếu không được trao Nobel Hòa bình, nhưng đây thực chất chỉ là nội dung châm biếm.

Không có chuyện ông Trump dọa ném bom Na Uy nếu không được trao Nobel Hòa bình

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Sự thật về mặt biển 'tách đôi' ở Hàn Quốc gây bão mạng

HÌnh ảnh mặt biển “tách đôi” ở Hàn Quốc khiến nhiều người tưởng là cảnh phim hay do AI, nhưng đây lại là hiện tượng kỳ thú có thật.

Sự thật về mặt biển 'tách đôi' ở Hàn Quốc gây bão mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar