22/03/2018 11:45 GMT+7

Không chỗ đậu xe, học trò nhà giàu New York phải... xổ số

LÊ THANH HẢI (Theo New York Times)
LÊ THANH HẢI (Theo New York Times)

TTO - Lái xe sang đi học cho ''bằng chị bằng em'', nhiều học sinh ở New York, Mỹ hiện đang nhận quả đắng khi các trường không đủ chỗ cho các em đậu xe.

Không chỗ đậu xe, học trò nhà giàu New York phải... xổ số - Ảnh 1.

Chỗ đậu xe đang là bài toán khó với các cô cậu học trò nhà giàu ở New York - Ảnh: The New York Times

Các khu vực đậu xe tại trường trung học John L. Miller-Great Neck North thỉnh thoảng lại trông giống một nơi bán xe hạng sang - BMW, Range Rover, và Mercedes-Benz. Và đây là xe của học sinh chứ không phải của giáo viên.

"Đó là những gì bạn sẽ thấy trong khu đậu xe dành cho học sinh ở đây", Angela Bazon, 18 tuổi, học sinh cuối cấp, vừa bước vào chiếc Mercedes C-300 đen của mình, vừa nói.

Đi xe sang để... nâng địa vị?

Ba mẹ Bazon đã tặng cô chiếc sedan này nhân dịp sinh nhật lần thứ 17, một "truyền thống" đối với nhiều thiếu niên trong khu nhà giàu của thành phố New York này.

Tuy nhiên, tìm được chỗ đậu xe tại ngôi trường này đã trở nên khó khăn hơn nhiều. Dù số lượng tài xế tuổi teen đang giảm trên toàn nước Mỹ, nhưng nhiều trường học ở các cộng đồng giàu có, như Great Neck North, lại đang chứng kiến số học sinh tự lái xe đến trường ngày càng tăng, khiến không có đủ chỗ đậu xe gần trường cho các em.

Thách thức này là "hậu quả" của một thời đại sung túc mới, khi nhiều gia đình ở các khu giàu có hiện giàu hơn nhiều so với thế hệ trước và đủ khả năng cũng như sẵn lòng nuông chiều con cái của họ hơn.

Cassidy Glum, một học sinh cuối cấp đang lái chiếc Chrysler 300, nói rằng một "đặc quyền" của học sinh cuối cấp là có thể thưởng thức một ít sự riêng tư trong những tiết rảnh rỗi, để tự học và sử dụng điện thoại thay vì phải ngồi trong trường. Và đi xe riêng sẽ giúp họ thực hiện những điều đó dễ hơn.

Một lý do khác mà các "cậu ấm, cô chiêu" thích lái xe đến trường hơn là tránh phải đi xe buýt của trường - chiếc xe được mệnh danh là "con tàu của kẻ thất bại" khiến họ phải "xấu hổ". 

Glum cho biết gần đây cô phải đi xe này đến trường vì xe cô đang được sửa chữa, "và khi tôi kể lại cho bạn là mình đi học bằng xe đưa rước thì bạn ấy nói Bạn đang giỡn đấy à?"

Rachel Ozari, 17 tuổi, học sinh cuối cấp tại Great Neck North, đang đi chiếc Jeep Cherokee 2018, thì nói rằng hầu hết các câu chuyện giữa các bạn bè tuổi teen đều bắt đầu bằng câu hỏi về loại xe mà họ đang lái.

''Có một chiếc xe xịn không hẳn là thú vị, nhưng bất cứ thứ gì có thể giúp bạn đi nhanh hơn và khoe mẽ đều thật sự đẩy địa vị xã hội của bạn lên", Ozari nêu ý kiến riêng.

Giải quyết bằng... xổ số

Không chỗ đậu xe, học trò nhà giàu New York phải... xổ số - Ảnh 2.

Angela Bazon, 18 tuổi, nói cô sẵn lòng lái một chiếc Honda cũ, miễn là nó đưa cô tới nơi cô cần - Ảnh: The New York Times

Nhìn chung, hầu hết các trường đều hạn chế chỗ đậu xe cho học sinh cuối cấp và phát hành giấy phép đậu xe bằng hình thức ai tới trước thì được đậu trước hoặc... xổ số. 

Chẳng hạn, tại trường Massapequa, nơi có đến 600 học sinh cuối cấp nhưng chỉ có vỏn vẹn 20 chỗ đậu xe, trường đành chọn giải pháp xổ số.

Còn tại trường trung học Greenwich ở Connecticut, nhu cầu về chỗ đậu xe đang ở mức cao hơn bao giờ hết khi "lái xe đến trường đang ngày càng trở thành ‘một nghi lễ gia nhập nhóm’ đối với học sinh năm cuối", như lời của thầy hiệu trưởng Chris Winters.

Ngôi trường này hiện có khoảng 650 học sinh cuối cấp, nhưng chỉ có 290 chỗ đậu dành cho học sinh, và trường đã phát hành 380 "giấy phép" đậu xe, trên nguyên tắc ai đến trước sẽ được đậu trước.

"Nghe có vẻ như ‘thảm họa’, nhưng không phải em nào cũng lái xe đi học mỗi ngày", thầy hiệu trưởng Winters cho biết. Chi phí dành cho giấy phép này là 40 USD/học kỳ, và có thể bị thu hồi nếu vi phạm nội quy.

Riêng Great Neck North thì có kế hoạch biến khu thể thao trước đây của trường thành bãi đậu xe. 

Tuy nhiên, việc này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cư dân ở đây vì họ cho rằng dự án 652.000 USD là quá tốn kém, đồng thời sẽ khiến khu vực này có nhiều xe hơn, làm mất đi không gian xanh quý giá trong vùng.

Dù 450 cư dân ở đây đã ký vào một đơn thỉnh nguyện phản đối việc cải tạo sân thể thao thành bãi đậu xe, nhưng tiến sĩ Teresa Prendergast, người chịu trách nhiệm quản lý các trường công ở Great Neck, cho rằng bãi đậu xe mới sẽ thay thế cho sân thể thao không còn sử dụng được này. Nơi đây cũng thường đầy bùn lầy và là ổ cho muỗi sản sinh.

Bà cho biết thêm đường biên giới tự nhiên rộng hơn 9 mét của khu này sẽ được giữ nguyên, 60 cây mới sẽ được trồng và một hệ thống cống sẽ được lắp đặt ở nơi ấy. "Vấn đề ưu tiên số 1 là sự an toàn của học sinh", bà nói về sự cần thiết của bãi đậu xe này.

Về phần mình, Bazon nói rằng có một chiếc Mercedes thật "bảnh" không giúp cô giành được một chỗ đậu xe tốt. Cô thích tính thiết thực hơn sự sang trọng. 

"Tôi sẽ sẵn lòng lái một chiếc Honda cũ, miễn là nó đưa được tôi tới nơi", cô nói.

LÊ THANH HẢI (Theo New York Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar