15/07/2015 13:49 GMT+7

Không chịu... thoát nghèo

ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

TT - Không ít địa phương có tỉ lệ chi ngân sách bình quân đầu người rất cao, thậm chí còn cao hơn cả bình quân đầu người của địa phương (GRDP) đó.

Tỉnh nghèo xây nhà khách sang.Tỉnh Quảng Nam xây dựng một nhà khách 165 tỉ đồng - Ảnh tư liệu: Tấn Vũ

Trong khi tỉ lệ chi ngân sách so với GDP của cả nước đạt mức xấp xỉ 30% đã là con số khá cao so với nhiều nước trong khu vực thì tỉ lệ chi ngân sách của một số địa phương, đặc biệt các địa phương nghèo, lên đến 70 - 80%, thậm chí có địa phương lên đến trên 100% GRDP quả là quá cao.

Với cơ sở thuế nghèo nàn, các tỉnh này không thể tự huy động đủ nguồn thu để tài trợ nhu cầu chi tiêu cơ bản của địa phương. Chính vì vậy, mỗi năm ngân sách trung ương phải chi bổ sung cho các địa phương rất nhiều thông qua các khoản bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.

Nếu như các khoản bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ những đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia thì chi bổ sung cân đối để bù đắp cân đối ngân sách địa phương. Nguồn lực do trung ương chuyển giao được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Những khoản chi ngân sách nhà nước có tác động làm tăng thu nhập của người dân và kích thích sức cầu của nền kinh tế, nhờ đó khuyến khích các hoạt động sản xuất và đầu tư phát triển kinh tế địa phương.

Thế nhưng những khoản chi ngân sách này thực tế chỉ có tác động kích thích kinh tế địa phương khác hoặc “nhập khẩu” từ bên ngoài, do nền tảng sản xuất hàng hóa của những địa phương này hầu như không có khả năng đáp ứng. Kết quả là sau bao nhiêu năm, không mấy tỉnh trong số này thật sự có thể vươn lên thoát khỏi tỉnh nghèo và giảm lệ thuộc ngân sách trung ương.

Cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay vô hình trung đang làm nhiều tỉnh không muốn “giàu” mà lại muốn “nghèo” để tiếp tục được trợ cấp, hay ít ra không bị cắt bớt trợ cấp từ trung ương.

Rõ ràng việc trợ cấp chéo giữa các địa phương là cần thiết nhằm đảm bảo tính công bằng trong phát triển, nhưng ràng buộc của bài toán không chỉ có công bằng mà còn phải hiệu quả.

Chính sách điều tiết thu nhập từ tỉnh giàu sang tỉnh nghèo như cách chúng ta đang áp dụng hiện nay đã làm giảm động cơ tiết kiệm chi tiêu và tối ưu hóa nguồn thu của cả tỉnh giàu lẫn tỉnh nghèo, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thâm thủng ngân sách.

Thực tế cho thấy ngân sách trung ương hằng năm đều thâm hụt trong khi ngân sách các địa phương đều thặng dư. Nếu điều chỉnh ngược trở lại các khoản bổ sung của trung ương cho địa phương thì kết quả sẽ ngược lại, tức trung ương thặng dư trong khi phần lớn các địa phương thâm hụt.

Trong số 63 tỉnh, thành phố hiện nay chỉ có 13 tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách chuyển giao ròng cho trung ương và không nhận bổ sung cân đối từ trung tương, còn lại 50 địa phương khác đều nhận bổ sung cân đối từ trung ương, chưa kể những khoản thu bổ sung có mục tiêu cũng không hề nhỏ cả về số tương đối lẫn tuyệt đối.

Trong số các địa phương có nguồn thu chia sẻ về trung ương thì TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có tỉ lệ nguồn thu được phép giữ lại thấp nhất, tương ứng 23% và 42%. Đây là hai địa phương đầu tàu về tăng trưởng kinh tế của cả nước nên việc chia sẻ nguồn thu để hỗ trợ các tỉnh kém phát triển hơn cũng là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các địa phương này cũng đang đối mặt với rất nhiều nút thắt trong phát triển, mà để giải quyết đòi hỏi phải có nguồn lực không nhỏ. Việc điều tiết về trung ương một phần lớn thu nhập như vậy sẽ làm giảm động cơ các địa phương này nỗ lực để tối đa hóa nguồn thu của mình.

Ngược lại, các địa phương nghèo cũng không có nhiều nỗ lực để cải thiện nguồn thu và tiết giảm nhu cầu chi tiêu của mình, thay vào đó là tâm lý trông chờ và ỷ lại vào trung ương.

Chung quy của vấn đề nằm ở cơ chế khuyến khích ngược, tức là chúng ta lập kế hoạch ngân sách dựa vào nhu cầu chứ không phải khả năng.

Do vậy, các địa phương đều có xu hướng đẩy nhu cầu chi tiêu của mình lên cao, bất chấp khả năng tự cân đối ngân sách bởi trung ương sẽ lo phần thiếu hụt đó. Nếu không thiết kế lại cơ chế khuyến khích thuận, ngân sách sẽ không bao giờ hết thâm hụt mà nhiều tỉnh sẽ mãi không chịu “thoát nghèo”.

ĐỖ THIÊN ANH TUẤN (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên tự gánh, thay vì đổ lỗi cho các mức thuế do chính quyền ông áp lên hàng nhập khẩu khiến giá cả của nhà bán lẻ này tăng lên.

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Hơn 35.500 tỉ đồng hỗ trợ phát triển các dự án trọng điểm ở Ninh Thuận

Hơn 35.500 tỉ đồng sẽ tập trung cho việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, hạ tầng giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và du lịch chất lượng cao.

Hơn 35.500 tỉ đồng hỗ trợ phát triển các dự án trọng điểm ở Ninh Thuận

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Giá hồ tiêu trong nước tăng nhẹ và được dự báo có thể còn tăng trong tương lai gần do nguồn cung cơ bản chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Hai vợ chồng Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ liên tục xây dựng hình ảnh giàu sang trên mạng xã hội, từ đó quảng cáo và bán chạy hàng loạt sản phẩm gắn liền với sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán

Ông Hồ Anh Minh, con trai một tỉ phú USD của Việt Nam, đã có khối tài sản vượt 10.000 tỉ đồng trên sàn chứng khoán.

Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar