02/09/2024 13:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không chỉ tượng Bồ tát Tara có hiện vật rời thân, Đà Nẵng còn có một pho tượng Phật khác rời đầu

Đà Nẵng không chỉ có bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara có vật rời thân mà còn có một pho tượng khác có phần đầu 'lưu lạc' ở nơi khác.

Đà Nẵng không chỉ có tượng Bồ tát Tara có vật rời thân - Ảnh 1.

Pho tượng Phật được đặt trên đài thờ ở phòng trưng bày Đồng Dương Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Cuối năm 2023, tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã thống nhất đưa hai hiện vật bị thất lạc của tượng bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara là đóa sen và con ốc về với nơi lưu giữ bức tượng gốc tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên đây không phải là hiện vật 1.000 năm tuổi duy nhất ở bảo tàng này bị "lìa thân".

Khi bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara đã "châu về hợp phố", nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Chăm đã nhắc nhớ về một pho tượng khác cũng có nguồn gốc từ Phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) có phần đầu hiện "lưu lạc" ở nơi khác.

Đó là pho tượng Phật có ký hiệu 13.5 được trưng bày ở trung tâm phòng trưng bày Đồng Dương tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng.

Đây là tượng Phật lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm được tìm thấy cho đến nay. Tượng bằng sa thạch được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ tại di tích Đồng Dương năm 1902.

Đà Nẵng không chỉ có tượng Bồ tát Tara có vật rời thân - Ảnh 2.

Người Pháp khai quật di tích Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) năm 1902 - Ảnh: VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ

Không chỉ tượng Bồ tát Tara có hiện vật rời thân, Đà Nẵng còn có một pho tượng Phật khác rời đầu - Ảnh 3.

Những người tổ chức khai quật di tích Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) năm 1902 đã lắp những đầu tượng tìm được vào thân tượng - Ảnh: VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ

Các bức ảnh thời điểm khai quật cho thấy phần chân tượng bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại vòng thành 3, nơi được cho là Hội trường chính của Phật viện Đồng Dương (có niên đại từ thế kỷ thứ 9) còn phần thân tượng được phát hiện ở tòa tháp trung tâm thuộc vòng thành 1.

Đồng thời tại khu vực này đã tìm thấy hai đầu tượng có kích thước tương xứng với thân tượng. Nhà khảo cổ Henri Parmentier, người dẫn đầu đợt khai quật Phật viện Đồng Dương năm 1902 đã thực hiện công việc lắp ghép các bộ phận của tượng Phật đã được thực hiện thử nghiệm tại hiện trường khảo cổ.

Kết quả đầu tượng thứ nhất không trùng khớp hoàn toàn với thân tượng. Còn đầu tượng thứ hai lắp ghép trùng khớp hơn.

Nhiều học giả cho rằng bức ảnh chiếc đầu thứ hai ghép với phần thân và chân đã in trong một số tài liệu được xem như một giả định khả dĩ để hình dung một tượng Phật hoàn chỉnh tại Phật viện Đồng Dương.

Tuy nhiên sau đó chiếc đầu thứ hai được chuyển về Hà Nội trước năm 1936 và hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (ký hiệu LSb 21185).

Đà Nẵng không chỉ có tượng Bồ tát Tara có vật rời thân - Ảnh 4.

Hiện vật được cho là đầu tượng gốc đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (ký hiệu LSb 21185) - Ảnh: TƯ LIỆU SƯU TẦM

Không chỉ tượng Bồ tát Tara có hiện vật rời thân, Đà Nẵng còn có một pho tượng Phật khác rời đầu - Ảnh 5.

Những hình ảnh khai quật ở di tích Đồng Dương được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Còn đầu tượng đang trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng được phục chế theo phương pháp đổ khuôn từ nguyên bản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng cho biết đây là giải pháp trưng bày nhằm có được hình ảnh Đức Phật gồm cả phần đầu và thân, phỏng theo ý tưởng của Henri Parmentier trong sách Inventaire Descriptif des Monuments Cams de l'Annam.

Đà Nẵng không chỉ có tượng Bồ tát Tara có vật rời thân - Ảnh 6.

Cận cảnh bức tượng có đầu đã phục chế đầu tượng theo phương pháp đổ khuôn từ nguyên bản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam hiện trưng bày ở Đà Nẵng- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Từng tạo đầu tượng bằng đất sét

Hiện nay, trong phần thuyết minh tự động thông tin bức tượng này. Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng cho biết khi trưng bày tại bảo tàng năm 1930 thân tượng này được gắn cho một đầu tượng khác được tìm thấy ở Phật viện Đồng Dương.

Cho đến năm 1938 thì đầu tượng đó bị mất và bảo tàng đã tạo một đầu tượng bằng đất sét không dựa trên nguyên mẫu nào để thay thế. Đến năm 2008 phần đầu được để trống.

Sau đó đã phục chế đầu tượng theo phương pháp đổ khuôn từ nguyên bản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara hoàn nguyên là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của Đà Nẵng

Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của Đà Nẵng năm 2023, trong đó có sự kiện hoàn nguyên pháp khí của bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara Đồng Dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar