13/04/2015 09:21 GMT+7

​Không chỉ là chuyện của người trồng dưa

TRẦN HOÀNG NGÂN (hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing)
TRẦN HOÀNG NGÂN (hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing)

TT - Dưa hấu khó tiêu thụ, người trồng dưa phải đi lại “con đường đau khổ” mà nhiều nông dân khác đã đi qua.

Xe chở hàng nông sản Việt Nam chờ làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu - Ảnh: L.Hòa

Chuyện dội chợ không mới, “điệp khúc được mùa rớt giá” nhiều lần được cất lên tại các kỳ họp Quốc hội khi bàn về tiêu thụ nông sản nhưng chậm được khắc phục.

Sự kiện dưa ế, trước đó là người trồng rau củ, hoa khóc ròng vì hàng dội chợ... cho thấy trong sản xuất và tiêu thụ nông sản chẳng có mối liên kết nào cả, hoặc có nhưng lỏng lẻo nên nhà nông luôn nắm dao đằng lưỡi.

Cũng đã có “thuốc” giúp nhà nông thoát cảnh “dội chợ”. Đó là sự liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến. Hai bên sản xuất theo hợp đồng, xuống giống khi đã biết người tiêu thụ, giá cả, lời lỗ rõ ràng...

Nhưng đến nay, với nhiều sản phẩm vẫn thiếu vắng sự liên kết, cả cơ quan quản lý và nhà nông chưa biết làm thế nào để rút ngắn khoảng cách từ sản xuất đến tiêu thụ, giảm đi các khâu trung gian.

Nông dân chỉ có mảnh ruộng. Họ không thể tìm thị trường, chẳng thể xây kho bảo quản hay chế biến, lại vẫn quen sản xuất theo kiểu cầu may.

Doanh nghiệp thì cần nông dân sản xuất số lượng lớn, ổn định, đủ để họ xây kho bảo quản, nhà máy chế biến, tìm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.

Muốn vậy, cần phải có quy hoạch trồng gì, nuôi con gì. Rồi phải tính đến làm ăn lớn, cơ giới hóa, áp dụng công nghệ mới. Không thể trồng lúa theo kiểu con trâu đi trước cái cày theo sau hay dùng sức người chặt mía rồi vác lên ghe đưa về nhà máy.

Nhưng với thực trạng đất đai manh mún như hiện nay thì không thể sản xuất quy mô lớn, cơ giới hóa, áp dụng công nghệ mới nên doanh nghiệp khó gắn kết theo hợp đồng, đầu tư và bao tiêu sản phẩm.

Ngay hình thức gắn kết thông qua hợp tác xã giúp nông dân làm ăn bài bản, nếu có thành công cũng chỉ là cá biệt.

Sản xuất nhỏ lẻ thì tiêu thụ cũng nhỏ lẻ. Khi chưa thể làm ăn lớn, nông dân vẫn cần thương lái, chấp nhận tiêu thụ “may rủi”, loay hoay với kiểu canh tác cũ, giống cũ, chịu nghèo ngay trên mảnh ruộng của mình.

Đã có toa thuốc “liên kết, hợp đồng” nhưng không thể chữa dứt bệnh là do “cơ địa” không phù hợp để thuốc có tác dụng. Không thể liên kết nếu tư liệu sản xuất manh mún.

Cần sự thay đổi, bắt đầu từ gốc của vấn đề như hạn điền, tích tụ ruộng đất... Chỉ có thế mới tạo ra động lực để doanh nghiệp làm ăn lớn, gắn kết với nông dân, giúp thay đổi cơ bản kiểu tiêu thụ nông sản có từ vài chục năm qua mà nay đã lạc hậu.

Đã đến lúc cần có nhiều hợp tác xã thực chất để nông dân tham gia hay doanh nghiệp nông nghiệp ở đó nông dân làm công nhân cho các doanh nghiệp này.

Chúng ta từng nhận ra rằng đã khai thác hết động lực có được từ quá trình đổi mới. Với quy mô kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn.

Nhưng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu ngày càng gay gắt, quy mô kinh tế hộ không đáp ứng được yêu cầu này.

Thiếu vắng hợp tác xã thực chất, ít doanh nghiệp nông nghiệp và những cánh đồng lớn, thiếu tích tụ ruộng đất thì không thể làm ra sản phẩm có giá trị cao, không thể ở “chiếu trên” trên khi thương lượng giá bán...

Dưa hấu khó bán như giọt nước tràn ly, càng thúc ép sớm tạo ra động lực, cơ hội mới cho nền nông nghiệp nước nhà, có thế mới dần đem lại sự sung túc cho nhà nông.

TRẦN HOÀNG NGÂN (hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar