27/03/2015 10:39 GMT+7

Không ai biết tình trạng sức khỏe của cơ phó 4U9525

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Sau vụ máy bay Hãng Germanwings rơi, dư luận quốc tế đòi hỏi cần tăng cường khâu kiểm soát định kỳ sức khỏe tâm lý của phi công.

Một máy bay huấn luyện của Lufthansa tại Trung tâm huấn luyện hàng không Arizona  - Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Lufthansa (công ty mẹ của Germanwings) khẳng định cơ phó Lubitz - người được cho là đã cố tình để máy bay 4U9525 rơi - từng được đào tạo bài bản ở Breman (Đức), Arizona (Mỹ) và đáp ứng đủ trình độ chuyên môn.

Ít kiểm tra định kỳ

Nhưng không ai biết tình trạng sức khỏe của viên cơ phó Lubitz thế nào trước và trong chuyến bay tử thần.

Cũng không ai dám khẳng định nếu các quy chế kiểm tra sức khỏe tinh thần được làm tốt thì mọi việc đã khác.

Đến giờ người ta biết rằng việc kiểm tra sức khỏe tâm lý định kỳ thường xuyên với phi công ít phổ biến ở hầu hết các hãng bay hiện nay, kể cả ở Tập đoàn Lufthansa.

Tại Mỹ, mặc dù Cơ quan hàng không liên bang có quy định bắt buộc về việc kiểm tra sức khỏe thể chất định kỳ một năm hay nửa năm một lần (tùy theo độ tuổi phi công), nhưng lại không bắt buộc họ phải trải qua các đợt kiểm tra tâm lý.

Các yêu cầu kiểm tra tâm lý chỉ được thực hiện trong trường hợp phi công có dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới công việc của họ.

Trong khi đó theo các điều luật quy định quốc tế về an toàn bay, các hãng hàng không thường chỉ kiểm tra xem phi công có dính dáng tới rượu bia hay sử dụng ma túy, thuốc phiện, chứ không mấy quan tâm tới các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Trên thực tế, riêng ở Mỹ số vụ phi công tự tử hầu hết xảy ra với trường hợp lái máy bay một mình. Ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ xác minh có tám vụ phi công tự tử tại Mỹ trong thời gian từ 2003 đến 2012. Trong đó chỉ có một trường hợp máy bay có ba người trên đó.

Trong các vụ phi công tự tử, trầm cảm là một nhân tố. Năm 2010, Cơ quan hàng không liên bang Mỹ đã loại bỏ lệnh cấm phi công sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Theo chính sách mới, các phi công vẫn được phép điều khiển máy bay trong khi sử dụng các loại thuốc như Prozac, Zoloft, Celexa hoặc Lexapro.

Theo nhà chức trách, việc gỡ bỏ lệnh cấm nhằm tạo điều kiện để các phi công dám cởi mở hơn về tình trạng sức khỏe của họ, thay vì phải ngấm ngầm chịu đựng hay điều trị giấu giếm vì sợ mất việc.

Phải có hai người trong buồng lái

Nhiều hãng bay đã điều chỉnh về số người bắt buộc phải có trong buồng lái. Theo AFP, hôm qua 26-3, Bộ trưởng Giao thông Canada, bà Lisa Raitt, ban hành công văn khẩn yêu cầu triển khai tức thời quy định bắt buộc phải liên tục có hai người trong buồng lái trên bất cứ chuyến bay dân dụng nào.

Trong trường hợp cơ trưởng hay cơ phó phải ra ngoài thì người thứ hai sẽ là tiếp viên.

Các hãng bay lớn của Canada như Air Canada, Westjet và hãng bay giá rẻ Air Transat đã khẳng định về thay đổi quy chế này với AFP.

Không chỉ với hàng không Canada, hãng hàng không giá rẻ của Anh là EasyJet cũng là một trong những hãng bay lớn nhất công bố quy định mới về số người bắt buộc trong buồng lái máy bay.

Ngoài ra các hãng bay Icelandair của Iceland và Air Shuttle của Na Uy cũng ra thông báo tương tự.

Ông Thomas Hesthammer, giám đốc điều hành bay của hãng hàng không giá rẻ lớn thứ ba châu Âu Air Shuttle, cho hay thảm họa vừa xảy ra trên dãy Alps đã thúc đẩy việc thay đổi chính sách số người bắt buộc.

Theo ông Thomas, từ rất lâu ông và mọi người trong hãng bay đã thảo luận về vấn đề này.

Hiệp hội Hàng không Đức (BDL) cho biết cũng muốn triển khai quy định này trong các hãng bay thành viên.

Riêng Tập đoàn Lufthansa, công ty mẹ của Germanwings, thông báo sẽ thảo luận về quy chế mới này trong cuộc họp toàn ngành ngày hôm nay 27-3.

Cơ quan An toàn hàng không châu Âu hiện vẫn chưa có ý kiến gì. Còn Cơ quan hàng không liên bang Mỹ đã quy định phải có một thành viên phi hành đoàn ngồi cùng với một trong hai phi công tại buồng lái khi phi công kia cần đi vệ sinh hay giải quyết những việc cần thiết.

Ở châu Âu mới chỉ có Hãng Finnair của Phần Lan, Hãng Iberia của Tây Ban Nha và Hãng Ryanair của Ireland cho biết đã áp dụng quy định.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngay cả khi triển khai nghiêm túc, chặt chẽ quy định hai người bắt buộc trong buồng lái thì vẫn khó có thể đảm bảo không thể xảy ra việc một trong các thành viên phi hành đoàn gây thảm kịch.
D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

Ngày 1-7, California dẫn đầu một liên minh gồm 20 bang đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump vì tiết lộ thông tin cá nhân của người dân liên quan chương trình Medicaid.

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Lo ngại gia tăng khi ảnh, video AI giả lan tràn mạng xã hội, ảnh hưởng nhận thức công chúng về xung đột Israel - Iran.

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Ngày 2-7, Ukraine triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Mỹ, sau khi Nhà Trắng bất ngờ dừng chuyển một số vũ khí có giá trị cao cho Kiev, giữa lúc Nga gia tăng các cuộc tấn công trong mùa hè.

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra

Mạng xã hội lan truyền video bản tin thời sự có nội dung Iran đầu hàng Israel, nhưng xác minh cho thấy đây là tin giả do AI tạo dựng.

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra

Không có căn cứ cho thấy ông Trump cho phép Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Qatar

Mạng xã hội lan truyền tin ông Trump "cho phép" Iran tấn công căn cứ Mỹ ở Qatar, sau vụ phóng tên lửa ngày 23-6. Đâu là sự thật?

Không có căn cứ cho thấy ông Trump cho phép Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Qatar

Sau 3 tháng, đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật vẫn gặp bế tắc

Ngày 2-7, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, trong bối cảnh đàm phán thương mại với Mỹ gặp bế tắc.

Sau 3 tháng, đàm phán thuế quan Mỹ - Nhật vẫn gặp bế tắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar