31/03/2017 12:43 GMT+7

Khốn khổ vì bàn ghế... “siêu lùn”

LÊ NINH
LÊ NINH

TTO - Bàn ghế quá thấp, học sinh thể trạng lại cao lớn nên nhiều em quỳ hoặc cúi gập người để chép bài. Đó là tình cảnh của học sinh Trường tiểu học Nghĩa Điền (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).

Bàn ghế quá thấp, các em học sinh Trường tiểu học Nghĩa Điền phải vừa học vừa quỳ - Ảnh: Trần Mai

Cũng vì bàn ghế thế này mà chất lượng dạy và học không thể nào tốt hơn được. Thấy các em viết bài mà cũng khó khăn, thầy cô xót lắm nhưng chẳng biết làm cách nào.

Cô Đoàn Thị Thu Hải

Và theo thống kê của huyện này, phải cần 3.000 bộ bàn ghế thay mới nếu muốn học sinh không phải khổ sở trên lớp học.

Học lớp 5 ngồi bàn ghế lớp 1

Tại Trường tiểu học Nghĩa Điền, học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 phải quỳ hoặc ngồi gập cong người để viết bài vì bàn ghế các em đang ngồi thuộc tiêu chuẩn cho học sinh lớp 1. Trong đó khổ nhất là những học sinh lớp 5 với thể trạng cao lớn trong khi bàn chỉ ngang đầu gối nên muốn viết bài, không còn cách nào khác phải quỳ gối xuống đất hoặc nằm dài trên bàn.

Cô Đoàn Thị Thu Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A Trường tiểu học Nghĩa Điền, xót xa khi nhìn thấy học sinh của mình phải vất vả với từng tiết học.

“Nhiều em học sinh quá cao lớn, khi ngồi đều bị mắc đầu gối nên buộc các em phải quỳ xuống đất hoặc đẩy ra xa rồi nằm dài trên bàn để viết. Cũng vì bàn ghế thế này mà chất lượng dạy và học không thể nào tốt hơn được. Thấy các em viết bài mà cũng khó khăn, thầy cô xót lắm nhưng chẳng biết làm cách nào” - cô Hải nói.

Ngay bên cạnh lớp 5A, các cô cậu bé lớp 5B cũng đang cố gắng để “thích nghi” với chiếc bàn chỉ cao 60cm cho từng buổi học. Em Võ Ngọc Chiến (lớp 5B) có chiều cao 1,62m, thể trạng cao to nhất lớp và cũng là người khổ nhất lớp. Không thể ngồi, cúi xuống cũng không được nên Chiến đành phải quỳ rạp xuống đất mới viết được bài.

“Học xong là hai chân em tê luôn. Nên nhiều khi giữa giờ học em phải đứng lên cho khỏe rồi quỳ xuống viết tiếp. Ngồi trên ghế thì lưng với cổ em đau lắm, không chịu được” - Chiến nói.

Theo ban giám hiệu nhà trường, toàn bộ số bàn ghế của trường đang sử dụng do dự án Plan tài trợ từ năm 2006 với hơn 160 bộ. Số bàn ghế này đã không hợp thời khi thể trạng của các em mỗi ngày một phát triển. 11 năm qua, trường không được trang bị bàn ghế mới cho phù hợp với độ tuổi, nên tất cả học sinh của trường dù lớn hay bé đều ngồi học trên bàn dành cho học sinh lớp 1.

Rất lo lắng cho sức khỏe của học sinh khi phải ngồi học hết năm này đến năm khác trên những bộ bàn ghế không đạt chuẩn, ban giám hiệu trường đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, nhưng bàn ghế mới vẫn chưa thấy đâu.

Khi lên bảng làm bài tập, nhiều em cũng phải quỳ - Ảnh: Trần Mai


Học sinh chuyển trường vì... bàn ghế

Dù là trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2000 nhưng do bàn ghế quá tệ, nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp chuyển trường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái.

Anh Lê Khánh, phụ huynh một học sinh đang theo học tại trường này, bức xúc: “Đứa con đầu của tôi lên cấp II rồi, tưởng đứa nhỏ sẽ đỡ ngồi khom lưng trong lớp, ai dè vẫn phải khổ sở. Cháu đi học về than đau lưng hoài. Tình trạng bàn học không được cải thiện thì năm học tới phải tính chuyện chuyển trường để đảm bảo sức khỏe cho cháu, chứ ngồi học mà về đau lên đau xuống thì học sao được”.

Cô Đỗ Thị Thu Đông - hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Điền - thừa nhận: “Hằng năm, số liệu thống kê cho thấy học sinh là con em có hộ khẩu tại xã Nghĩa Điền chuyển đến các trường khác trên 200 em. Tỉ lệ học sinh bỏ trường đi đến các trường khác mỗi năm đều tăng”.

Cũng theo cô Đông, những học sinh lớp lớn phải thay đổi đủ tư thế gây mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, lâu ngày cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của các em như cong vẹo cột sống, cận thị...

Theo thầy Trương Quang Dũng - trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tư Nghĩa, không chỉ ở Trường tiểu học Nghĩa Điền mà toàn huyện có 52 trường ở cả ba cấp học với đa số bàn ghế học sinh đang sử dụng hiện nay là bàn ghế cũ, không đạt chuẩn theo quy định tại thông tư liên tịch 26 năm 2011 của liên bộ GD-ĐT - Y tế và Bộ KH-CN hướng dẫn về tiêu chuẩn bàn ghế dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Chưa tìm ra kinh phí

Theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Tư Nghĩa, có tới 70% số lượng bàn ghế, tương ứng 2.844 bộ không đúng chuẩn, trong đó ở bậc học mầm non là 965 bộ, tiểu học 919 bộ, trung học cơ sở 960 bộ.

“Thống kê trên địa bàn toàn huyện hiện nay, chúng tôi thấy còn thiếu khoảng 3.000 bộ bàn ghế đạt chuẩn cho các trường, nhu cầu trước mắt cần số tiền khoảng 5 tỉ đồng. Nhưng hiện tại nguồn kinh phí cho sự nghiệp GD-ĐT và kinh phí của địa phương rất hạn hẹp. Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp, ngành để có bàn ghế đạt chuẩn phục vụ công tác dạy và học. Trong năm 2017, phòng đã bố trí kinh phí khoảng 500 triệu đồng mua sắm 317 bộ bàn ghế trang bị cho các trường” - thầy Dũng nói.

Nhưng để thay đổi toàn bộ bàn ghế cho phù hợp với học sinh các cấp thì ngành giáo dục huyện Tư Nghĩa chưa biết tìm đâu ra nguồn.

LÊ NINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar