03/10/2012 06:46 GMT+7

Khốn khổ cảnh học nhờ

PHƯƠNG NGUYÊN
PHƯƠNG NGUYÊN

TT - Hàng trăm học sinh, giáo viên của Trường tiểu học Lê Lợi (Cần Thơ) đang chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn trong học tập, giảng dạy khi phải chịu cảnh học nhờ ở trường khác.

Phóng to
Ông Mai Văn Hiệp, phó chủ tịch UBND P.An Khánh, Q.Ninh Kiều (TP Cần Thơ), bức xúc khi công trình Trường tiểu học Lê Lợi xây dựng dở dang khiến học sinh phải học nhờ trường khác

Trong khi đó Trường Lê Lợi cũ bị đập bỏ để xây mới, thi công giữa chừng rồi bỏ dở dang gần hai năm học qua do chủ đầu tư và nhà thầu bất đồng, không xây dựng tiếp.

Học nhờ trường khác

Đầu năm 2011, giáo viên và phụ huynh Trường tiểu học Lê Lợi, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều (TP Cần Thơ) vui mừng khi được quận đầu tư gần 8 tỉ đồng, theo chương trình kiên cố hóa trường lớp để xây dựng trường mới trên nền trường cũ. Học sinh được thông báo tạm thời dời đến Trường tiểu học Kim Đồng cách đó khoảng 4km để học nhờ trong thời gian thi công tám tháng. “Từ lúc khởi công đến nay trường mới đâu không thấy, chỉ thấy học sinh, phụ huynh, thầy cô của Trường Lê Lợi khổ sở trăm bề khi phải chịu cảnh học nhờ trường khác”- ông Mai Văn Hiệp, phó chủ tịch UBND P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, bức xúc.

Bà Lê Thị Mỹ Lệ, hiệu trưởng Trường Lê Lợi, kể: “Khi khởi công trường mới, toàn bộ 335 học sinh phải học nhờ ở điểm Trường Kim Đồng, còn 22 giáo viên phải mượn đỡ bảy căn nhà xây thô của một dự án tái định cư gần đó làm khu ban giám hiệu. Tá túc được vài tháng thì người ta đòi dần các căn nhà tái định cư để giao cho dân, sau đó họ lấy lại hết. Không còn chỗ ở nên chúng tôi phải mượn tạm khoảng 50m2 sân sau của Trường Kim Đồng xây hai phòng dã chiến để thầy cô có chỗ làm việc”. Theo bà Lệ, các phòng tối thiểu của một trường như phòng giáo viên, y tế, kỹ thuật, tài vụ, ban giám hiệu... được gom chung lại một phòng, còn một phòng được bố trí để trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Do học nhờ nên mọi hoạt động của Trường Lê Lợi đều phải xin phép, báo cáo cho Trường Kim Đồng biết, học sinh cũng bị hạn chế vui chơi...

Còn trường cho mượn điểm học cũng gặp khó khăn không kém. Ông Đoàn Minh Chi, hiệu trưởng Trường Kim Đồng, cho biết nhà trường phải tách ra một dãy gồm bảy phòng học, nhà vệ sinh cho mượn nên sĩ số một số lớp buộc phải tăng lên, các phòng bộ môn như âm nhạc, hội họa, tiếng Anh, mỹ thuật phải tinh giản. Cơ sở vật chất không được mở rộng nhưng phải tiếp nhận thêm hơn 330 học sinh của Trường Lê Lợi nên quá tải. Nhiều lớp học hai buổi nay “bóp” lại còn một buổi, ảnh hưởng đến cả các lớp bán trú. “Sang năm học mới lượng học sinh Trường Kim Đồng tăng thêm 100 em, nâng tổng số học sinh lên gần 1.300 em, nếu Trường Lê Lợi không xây dựng xong sẽ vô cùng cam go cho chúng tôi” - ông Chi nói.

Chưa biết bao giờ xây xong trường

Theo bà Mỹ Lệ, do phải mượn điểm dạy nhờ nên nhà trường cắt kế hoạch tiếp nhận khoảng 150 học sinh của P.Long Tuyền, Q.Bình Thủy như những năm học trước. Các học sinh này nhà cách Trường Lê Lợi chỉ một cây cầu, nhưng nay phải đi học ở điểm mới xa nhà vài cây số. Phụ huynh Trường Lê Lợi than phiền điểm trường mới xa ảnh hưởng công ăn việc làm và đưa rước con em họ.

Ông Mai Văn Hiệp dẫn chúng tôi đến nơi xây dựng Trường Lê Lợi. Công trình cỏ dại mọc đầy, khung đà cong oằn sắp sập, thép đã gỉ sét. Ông Hiệp cho biết công trình xây dựng một trệt, hai lầu trên diện tích 1.400m2. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn đóng cọc thì phát sinh việc một số cọc đóng chỉ 23,4m so với thiết kế là 35,1m (nhà thầu đập bỏ phần trên) nên xảy ra bất đồng giữa các bên liên quan, từ đó công trình không xây dựng tiếp.

Theo ông Trần Văn Thiếu - trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo Q.Ninh Kiều, dự án này được trúng thầu bởi liên danh giữa Công ty CP Xây dựng thiết bị giáo dục và Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Thanh Niên. Khi thực hiện dự án thì nhà thầu chính thi công công trình đã ủy quyền thi công cho bên thứ hai sai với quy định của pháp luật. Nhà thầu đóng cọc không đủ chiều sâu theo thiết kế, chủ đầu tư đã đình chỉ thi công, đề nghị nhà thầu phải hạ mác thiết kế của cọc xuống, còn nhà thầu sợ nếu hạ mác xuống sẽ không được thanh toán số tiền 2,6 tỉ đồng nên hai bên không thống nhất được việc thi công tiếp.

Trước thực tế này trong tháng 8-2012, bà Võ Thị Hồng Ánh, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tính toán lại khả năng chịu lực của công trình theo thực tế căn cứ trên hồ sơ được duyệt, rà soát lại các quy trình liên quan; thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định lại toàn bộ công trình, nếu kết quả đảm bảo chịu lực theo quy chuẩn thì chủ đầu tư báo cáo UBND TP xem xét quyết định. Thế nhưng mọi việc đến nay vẫn nhùng nhằng chưa giải quyết xong.

PHƯƠNG NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar