28/09/2021 13:17 GMT+7

Khởi nghiệp từ đồng hồ cho người khiếm thính, mô hình thể thao cho trẻ em

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Môn thể thao cho trẻ em, đồng hồ thông minh hỗ trợ người khiếm thính… là những ý tưởng được chia sẻ tại vòng bán kết cuộc thi 'Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp' - Startup Kite 2021.

Khởi nghiệp từ đồng hồ cho người khiếm thính, mô hình thể thao cho trẻ em - Ảnh 1.

Đồng hồ thông minh trong dự án SOSA được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển - Ảnh: HÀ QUÂN

Nhiều ý tưởng sinh ra trong mùa giãn cách

Cuộc thi do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tổ chức từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. 

Tại vòng bán kết diễn ra ngày 28-9, dự án "Sports for all" của nhóm sinh viên Cao đẳng Thương mại và du lịch Hà Nội gây ấn tượng mạnh về việc kết hợp nhiều môn thể thao như Snookball, Footbowl để rèn luyện tư duy, nâng cao thể chất không chỉ cho trẻ em mà cả người cao tuổi.  

Bạn Ngô Ngọc Thành chia sẻ, mỗi môn trong dự án là sự tích hợp giữa hai môn thể thao như Footgolf kết hợp bóng đá và golf. Các môn này thú vị, thân thiện hơn với trẻ em.

Theo Thành, dự án khắc phục thực tế nhiều người cao tuổi, trẻ em vận động ít, không gian tập luyện chật hẹp, đòi hỏi cao về thể chất... được "thai nghén" từ tháng 7. Chẳng hạn, nhiều em nhỏ muốn chơi bóng đá nhưng không đủ thể lực để chơi thì Footgolf đề cao sự chính xác hơn sức mạnh.

"Trong 3 tháng đầu tiên, dự án sẽ bán 40 sản phẩm tới 40 trường học trên toàn quốc. Qua khảo sát, cứ 10 người thì có 2 người quan tâm, muốn mua sản phẩm. Việc chuyển giao giáo án tập luyện đơn giản, thời gian ngắn, giá cả phải chăng nhất để áp dụng trong trường học, bệnh viện", Ngô Ngọc Thành nói.

Khởi nghiệp từ đồng hồ cho người khiếm thính, mô hình thể thao cho trẻ em - Ảnh 2.

Ngô Ngọc Thành cho hay, dự án được chuyển giao với chi phí 47 triệu đồng/hợp đồng. Dự kiến, nhóm sẽ gọi vốn 300 triệu đồng để phát triển và hòa vốn vào cuối năm 2022 - Ảnh: HÀ QUÂN

Cũng tại vòng bán kết, dự án đồng hồ thông minh hỗ trợ người khiếm thính (SOSA) được các bạn sinh viên tại Cao đẳng FPT Polytechnic giới thiệu.

Nguyễn Hương Giang - trưởng dự án SOSA - chia sẻ: "Đồng hồ thông minh có tính năng nhận diện giọng nói và hiển thị phụ đề, cảnh báo rung khi tới khu vực không an toàn, tích hợp bản đồ, theo dõi sức khỏe. Đồng hồ này khắc phục sự bất tiện của các sản phẩm khác, không phải thông qua mộ sản phẩm phụ trợ. Từ mô hình 3D sản phẩm, nhóm mình sẽ vận động để đưa sản phẩm ra thị trường".

Ngoài ra, cuộc thi còn giới thiệu các ý tưởng như thiết bị ngoại vi Journeys hỗ trợ di chuyển cho người khuyết tật, giường thông minh cho người cao tuổi...  

Số ý tưởng tăng 110% bất chấp COVID-19

Bà Naomi Kitahara, trưởng đại diện UNFPA, cho hay con số dự án tăng 110% so với năm ngoái là "rất ấn tượng" trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và giãn cách kéo dài.  

Theo bà, tinh thần đổi mới sáng tạo của người trẻ đã thể hiện trong việc quan tâm đến trẻ em, người lớn tuổi, khuyết tật, truyền cảm hứng đến nhiều người khác. Những ý tưởng này có cơ hội áp dụng trong thực tế và các doanh nhân cần hỗ trợ đào tạo để các bạn trẻ có kiến thức, kỹ năng trong lập kế hoạch, xây dựng, phát triển ý tưởng quản lý kinh doanh.

Khởi nghiệp từ đồng hồ cho người khiếm thính, mô hình thể thao cho trẻ em - Ảnh 3.

Bà Naomi nhấn mạnh: "Thanh niên là nguồn lực cho sự phát triển, là chìa khóa của sáng tạo đổi mới trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam" - Ảnh: HÀ QUÂN

Đại diện Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Trần Anh Vương nhận xét các ý tưởng tham gia cuộc thi hướng tới thực tế, có ích cho xã hội nên hội sẽ đồng hành, hỗ trợ các bạn nhiều nhất. 

"Đất nước khởi nghiệp thành công dựa vào các bạn trẻ khởi nghiệp. Khởi nghiệp để sống cuộc sống có ích không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội", ông Vương khẳng định. 

Vòng bán kết cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ ngày 28-9 đến ngày 2-10 tại Hà Nội. Tiêu chí chấm điểm gồm tính mới, sáng tạo; tính khả thi và cạnh tranh; tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt nhấn mạnh bối cảnh dịch COVID-19; thể thức trình bày, hình thức thuyết trình và phản biện; tính hiệu quả kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế. Qua vòng loại, ban tổ chức đã lựa chọn 205/1.518 dự án trên toàn quốc vào vòng bán kết.

'Bắt trend' khởi nghiệp từ đại dịch

TTO - Tháng 9-2020, giữa lúc nền kinh tế thế giới suy thoái nặng nề, Lê Hoàng Uyên Vy (thường gọi Vy Lê) đã quyết định thành lập Do Ventures - một quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ gọi vốn cho các startup.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Lễ tuyên dương chính thức 444 đại biểu toàn quốc dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác 2025 do Trung ương Đoàn tổ chức tại TP.HCM.

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Công an Hà Nội giải cứu thành công nhóm 5 người bị lạc trong núi Hàm Lợn. Thời điểm này trời có mưa, địa hình trơn trượt, dốc cao.

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Vinamilk tiếp sức các 'búp măng non' tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 10 đã quy tụ 500 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu đội viên trên toàn quốc.

Vinamilk tiếp sức các 'búp măng non' tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Thương con nhưng vẫn giữ suy nghĩ mình cần bảo bọc con, một số phụ huynh cho mình quyền được can thiệp và kiểm soát quá mức đời tư của con.

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Hai giải nhất cá nhân cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025 đã được trao cho Trần Ngọc Kiều My, một học sinh lớp 2 tại Thái Bình và Đinh Diệp Linh, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar