13/06/2017 14:29 GMT+7

​Khởi nghiệp trong lòng nước Mỹ

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Ngày nay, khi những câu chuyện từ thung lũng Silicon đang trở nên bão hòa thì sự xuất hiện của những trung tâm khởi nghiệp trẻ ở Mỹ đang đem lại sức sống cho tinh thần sáng tạo doanh nghiệp mới.

Shaun Savage - nhà sáng lập ứng dụng GoShare

Nói đến khởi nghiệp ở Mỹ, mọi người nghĩ đến ngay thung lũng Silicon, nơi đóng bản doanh của những ông lớn trong ngành công nghệ thế giới. 

Ngày nay, sự xuất hiện của những trung tâm khởi nghiệp trẻ ở Mỹ đang đem lại sức sống cho tinh thần sáng tạo doanh nghiệp mới.

>> Kỳ 1: Lọt vào vườn ươm của giải pháp công nghệ

Nằm không quá xa với thung lũng Silicon về phía nam, thành phố San Diego, bang California có cách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp riêng, hình thành nên một cụm công nghệ đặc biệt.

Phần lớn các khoản tiền đầu tư vào startup (khởi nghiệp) đều đến từ nhà đầu tư tư nhân chứ không phải chính phủ.

Trung bình mỗi năm có xấp xỉ 400 start-up ra đời ở thành phố này, tạo ra khoảng 1.650 việc làm mới, điều thú vị là hơn một nửa các dự án khởi nghiệp liên quan đến sự phát triển của phần mềm, cung cấp giải pháp.

Cộng đồng khởi nghiệp ở đây không thể như ngày nay nếu thiếu những vườn ươm khởi nghiệp của tư nhân.

Những giải pháp mới

Trong khi ngành taxi VN đang “đại chiến” với truyền thống hay công nghệ thì tại thành phố San Diego, California, Mỹ, từ hai năm nay giới vận tải đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của startup cũng dựa trên mô hình “kinh tế chia sẻ” thành công của Uber hay Grab có tên GoShare.

Đây là ứng dụng kết nối những người đang sở hữu xe tải, xe chở hàng hoặc xe hộp chuyên dụng với các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu chuyển nhà, chuyển hàng, phân phối hàng hóa cỡ lớn.

Điều hấp dẫn nhất ở một ứng dụng ra đời sau này chính là cam kết các lái xe của GoShare có thể kiếm được 47,5 - 61,92 USD/giờ, thậm chí 99 USD/giờ tùy loại cũng như kích cỡ xe. Tuy vậy, người sử dụng xe vẫn trả một cái giá thấp hơn dịch vụ chuyển hàng truyền thống.

Anh Shaun Savage, 34 tuổi, nhà sáng lập GoShare, cho biết ý tưởng ra đời GoShare từ câu hỏi bản thân “Tất cả mọi người trong đời đều phải có lúc cần một người giúp đỡ cùng một chiếc xe tải để chuyển đồ nhưng làm thế nào để mình tìm thấy điều đó một cách nhanh chóng?”.

Vậy là nhóm của Shaun Savage đã phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động kết nối những người có xe tải, hoặc SUV với những người gần đó cần được giúp đỡ di chuyển, vận chuyển và phân phối các mặt hàng lớn trong khoảng cách ngắn.

Shaun Savage chỉ nghĩ rằng cơ hội tận dụng công nghệ với nền kinh tế sẻ chia để tạo ra một dịch vụ mới giải quyết câu chuyện của mình nhưng đó cũng là vấn đề của nhiều người.

“Khác với Uber, GoShare đơn thuần chỉ là một ứng dụng chở hàng hóa, không chở người. Ngoài ra, khách hàng sử dụng dịch vụ GoShare đều có thể đặt xe trước nhiều ngày. Là một nền tảng linh hoạt, GoShare mở rộng đa dạng các dịch vụ, tận dụng tối đa lợi thế của các xe tải, xe chuyên chở hàng” - Shaun Savage nói.

Phía sau những startup

Ra đời từ năm 2014 và được nuôi dưỡng ở vườn ươm tư nhân EvoNexus, TP San Diego, chỉ sau một năm startup GoShare đã “tốt nghiệp” vườn ươm và nhanh chóng phát triển mạnh trên thị trường.

Ngoài việc nhận được các đặc quyền như không gian văn phòng miễn phí, nhóm được nhận tư vấn của những chuyên gia hàng đầu phát triển doanh nghiệp thành công.

“Đó là một điều may mắn và hữu ích - Savage nói về thời gian của mình trong EvoNexus - Ở đây, chúng tôi đã nhận được rất nhiều cố vấn chuyên nghiệp, giỏi thực sự”.

Hiện EvoNexus là nơi khởi đầu của khoảng 162 doanh nghiệp thành công và nhiều startup có tiếng khác, chẳng hạn đây là nơi lựa chọn của Dmitry Shapiro, cựu giám đốc công nghệ Myspace Music, Xoogler, người đã rời Google để bắt đầu khởi nghiệp với dự án GoMeta, một ứng dụng tự tạo ra những trải nghiệm cá nhân.

Đây cũng là nơi ươm mầm của nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý nước giải khát có tên TapHunter.

TapHunter bán dịch vụ cho các quán bar và nhà hàng, kết nối trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua ứng dụng điện thoại. Với khoản đầu tư 50.000 USD vào tháng 11-2011, đến tháng 6-2016 TapUnter đã tăng thêm hơn 550.000 USD sau khi có hai nhà đầu tư rót vốn.

Bằng cách đào tạo và phát triển thành công hàng loạt startup, EvoNexus góp phần tạo ra các giấc mơ khởi nghiệp tại miền nam Mỹ.

Theo ông Walter Davis - đồng sáng lập EvoNexus, vườn ươm này khá khắt khe trong việc đón nhận các dự án, hằng năm họ chỉ chấp nhận một số ít ứng dụng của các nhà khởi nghiệp.

“Các ý tưởng ở đây là đều phải là giải pháp, mỗi bước đi của khởi nghiệp trở nên suôn sẻ hơn nhờ một hệ sinh thái khởi nghiệp tôn trọng sự tự do, sáng tạo” - ông Walter Davis nói.

Không gian làm việc của startup GoShare tại vườn ươm - Ảnh: N.Bình

“Bạn có thể sai, nhưng cần phải học cách thích ứng trước những biến đổi. Đây là cách nước Mỹ đang thôi thúc cho khởi nghiệp

Walter Davis

“Quyền được tự do thất bại”

Trong bài phát biểu mới nhất của mình tại lễ tốt nghiệp của Đại học Harvard cuối tháng 5-2017, CEO Facebook - Mark Zuckerberg đã cho rằng thành công lớn nhất của con người đến từ quyền được tự do thất bại, mọi người cần có cơ hội khởi nghiệp mà không phải sợ hãi điều gì.

Tương tự, cộng đồng khởi nghiệp Mỹ không thể như ngày này nếu thiếu vườn ươm khởi nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân.

Tại EvoNexus, các startup nhận được sự tư vấn, tiếp cận vốn và không gian làm việc hợp tác mà không phải trả khoản phí nào trong giai đoạn vườn ươm để đảm bảo các nhà khởi nghiệp yên tâm sáng tạo.

Hiện có khoảng 42 doanh nghiệp đang trong giai đoạn này. Các startup được cung cấp phòng nghe điện thoại riêng, có trà, cà phê và nước uống phục vụ miễn phí.

Điều khá thú vị với chúng tôi khi tham quan không gian này là chứng kiến những chiếc bàn đơn giản của các ông chủ khởi nghiệp. Những chiếc bàn nhỏ nằm trong các góc phòng, khiêm tốn với thiết bị không thể thiếu là máy tính, nhưng lại là nơi đưa ra nhiều giải pháp thay đổi thế giới.

Chẳng hạn như bàn làm việc của nhà sáng lập dịch vụ dịch chuyển các bản ghi âm, video sang văn bản có tên Temi vừa đủ đựng một chiếc máy tính nằm trong góc nhỏ diện tích chưa đến 1m2.

Temi là một dịch vụ “rã băng” ghi âm, video, được xem là công cụ hỗ trợ các nhà văn, phóng viên hiện nay.

Mô hình vườn ươm khởi nghiệp phát triển hết sức rộng mở tại Mỹ, nhiều cái tên lừng lẫy hiện nay như Airbnb, dữ liệu Dropbox... cũng được trưởng thành từ những vườn ươm tương tự EvoNexus.

Với những trung tâm có tiếng, việc tốt nghiệp chương trình đào tạo của các vườn ươm này là một tài sản vô giá với các nhà sáng lập khởi nghiệp. 

Sự khắt khe trong việc huấn luyện và những đòi hỏi dành cho các nhà khởi nghiệp của EvoNexus là một trong các yếu tố làm nên thành công của vườn ươm này.

“Ở nơi nào có sự cạnh tranh, ở đó có chất lượng tốt” - ông Walter Davis, đồng sáng lập EvoNexus, nói.

Trong bảy năm thực hiện vai trò vườn ươm của mình, EvoNexus đã đào tạo nhiều lứa doanh nghiệp thành công, những startup được ươm ở đây đã gọi vốn hơn 1 tỉ USD.

17 startup được mua lại, ước tính 88% dự án tốt nghiệp khỏi vườn ươm vẫn duy trì doanh nghiệp cho đến ngày nay. Ngoài tư vấn đầu tư, vườn ươm cũng đóng vai trò như những tổ chức bảo vệ quyền lợi của các startup trước nhà đầu tư.

---------------------

>> Kỳ tới: Nơi khởi đầu của những startup

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar