15/06/2024 19:27 GMT+7

Khởi nghiệp thành công với cây tía tô 'nhờ' dịch COVID-19

Dịch COVID-19 ập đến khiến chị Xuân (ở Sa Pa, Lào Cai) thất bại trong khởi nghiệp nông nghiệp kết hợp du lịch, nhưng với tinh thần 'còn thở là còn gỡ', người phụ nữ này khởi nghiệp lại và thành công với cây tía tô.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (thứ 3 từ trái) nghe chia sẻ về mô hình giám sát nhiệt độ, độ ẩm cho nhà màng, nhà kính của sinh viên - Ảnh: C.TUỆ

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (thứ 3 từ trái) nghe chia sẻ về mô hình giám sát nhiệt độ, độ ẩm cho nhà màng, nhà kính của sinh viên - Ảnh: C.TUỆ

Ngày 15-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của học sinh, sinh viên nông nghiệp tại Trường cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp.

Khởi nghiệp cần kiên trì

Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp thành công với các sinh viên, chị Trần Anh Xuân (còn  được gọi là "Xuân tía tô", 34 tuổi, ở Sa Pa, Lào Cai) cho biết sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chị đã lên Sa Pa làm công tác nghiên cứu cây trồng một thời gian, sau đó chị tách ra để khởi nghiệp nông nghiệp.

Theo chị Xuân, năm 2017, chị cùng một số cộng sự thành lập Hợp tác xã Sa Pa Secrets.

"Thời điểm đó du lịch Sa Pa phát triển rất mạnh mẽ, chúng tôi đã nảy ý tưởng làm nông nghiệp kết hợp du lịch.

Sau một năm có sản phẩm và được thị trường đón nhận thì hợp tác xã "tất tay" để vay vốn, mở rộng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch.

Vừa đầu tư xong thì COVID-19 ập đến, khi đó hợp tác xã chỉ vận hành được một tuần, sau đó liên tục phải dừng vì giãn cách xã hội. 

Khi ấy, mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch thất bại và thổi bay hơn 1 tỉ đồng tiền vốn đầu tư của tôi" - chị Xuân kể và cho biết quãng thời gian đó chị gặp khá nhiều khó khăn, người thân trong gia đình rất lo lắng, động viên cứ bình tĩnh, nhưng chị vẫn tự tin bảo rằng không có chuyện gì cả vì "còn thở là còn gỡ".

Nhưng "trong cái khó lại có cái may" là dịch COVID-19 thì nhu cầu mọi người dùng cây tía tô nhiều. Từ đó chị mới tập trung phát triển trồng cây tía tô theo hướng hữu cơ để chiết xuất ra các loại sản phẩm từ lá, thân tía tô để hỗ trợ trị COVID-19.

Những sản phẩm tía tô khi ấy được mọi người đánh giá cao, nên hợp tác xã của chị liên tục mở rộng diện tích trồng và đầu tư nhà xưởng.

"Dù những năm qua cũng có những lúc tôi gặp chút khó khăn nhưng với tinh thần không bỏ cuộc, đến nay hợp tác xã đã có hệ thống nhà xưởng để nấu tinh dầu, nấu cao, làm trà và làm bột tía tô với công suất 30.000 sản phẩm/năm.

Đồng thời hợp tác xã đang liên kết với một đơn vị để sản xuất mỹ phẩm với 70.000 sản phẩm/năm" - chị Xuân nói và cho biết hiện trung bình mỗi năm hợp tác xã đang bán, phân phối 100.000 sản phẩm ra thị trường, trong đó có đơn hàng xuất khẩu đi nước ngoài. Doanh thu hằng năm tăng trưởng 30-50%/năm.

Trải qua gần 10 năm khởi nghiệp ngành nông nghiệp, chị Xuân khuyên những sinh viên đang có ý tưởng khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp hãy tận dụng cơ hội học tập khi còn ngồi ở ghế nhà trường.

"Làm nông nghiệp rủi ro cao và khó khăn nên các bạn hãy kiên trì, không quản ngại khó khăn. Thứ ba, hãy tận dụng và xây dựng các mối quan hệ xung quanh bản thân để khởi nghiệp thuận lợi hơn" - chị Xuân chia sẻ thêm.

Chị

Chị "Xuân tía tô" chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với các sinh viên - Ảnh: C.TUỆ

"Cần thay đổi sang triết lý thực học - thực nghiệp"

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết hội nghị nhằm định vị lại việc khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong hệ thống các trường của bộ.

Theo ông Hoan, trong trường học hội đủ hết các yếu tố có thể giúp các em khởi nghiệp, bởi sản phẩm không chỉ là chế biến hay trồng trọt, mà còn bao bì, marketing, ứng dụng công nghệ số... Do đó môi trường giáo dục là môi trường khởi nghiệp thuận lợi nhất, bởi ở đó có tất cả các bộ môn tích hợp vào một sản phẩm.

"Nhiều khi thực học, thực nghiệp tách rời, đôi khi chúng ta xem nó là một phong trào để dự thi, nhưng đó không phải là đích đến cuối cùng. Chúng ta cần thay đổi hình thức học toàn lý thuyết sang vừa kết hợp lý thuyết với thực hành.

Khi các sinh viên nêu ra ý tưởng thì các thầy cô vun đắp vào cho các em để kết thúc là sản phẩm được thương mại hóa.

Điều này kích hoạt cho các em sinh viên, kích hoạt cho thầy cô để cùng chăm lo một mục tiêu cuối là các bạn sinh viên sẽ là một ông chủ nhỏ, rồi sau đó có thể trở thành ông chủ lớn, thậm chí có thể mơ về một ông Jack Ma" - ông Hoan nói.

Thanh niên phải khao khát khởi nghiệp, làm giàu

Thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển con người, là lực lượng lao động chủ yếu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar