06/01/2023 09:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Khởi nghiệp: chọn đường dài hay đi lối tắt?': Cô gái 'Bản Thổ' trồng rừng khởi nghiệp

Đã làm việc 5 năm tại Hà Nội, Nguyễn Lê Ngọc Linh thấy xót xa khi nhiều cánh rừng quê mình dần thành đồi trọc. Bạn quyết định quay về, khởi nghiệp trồng rừng ở xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa).

'Khởi nghiệp: chọn đường dài hay đi lối tắt?': Cô gái 'Bản Thổ' trồng rừng khởi nghiệp - Ảnh 1.

Nguyễn Lê Ngọc Linh với gian hàng giới thiệu sản phẩm từ “Vườn rừng Bản Thổ” - Ảnh: NVCC

Thoắt cái mà gần bốn năm quay về, trồng rừng rồi lập hợp tác xã. Dự án "Vườn rừng Bản Thổ" của Linh được trao giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp tại tỉnh, Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của và mới đây là giải thưởng Vừ A Dính.

Ngày trở về bắt tay trồng rừng, ai cũng cản, nói tôi "dở người", tự dưng lao đầu vào cái khó, nhưng tôi có niềm tin mình cứ đi là sẽ thành đường.

NGUYỄN LÊ NGỌC LINH

Khởi nghiệp như chú ong thợ cần mẫn

Mỗi lần về quê, Linh lại thấy đất đai quê mình rộng lớn nhưng gần như chỗ nào cũng khai thác theo kiểu tận diệt. Và nhiều người trẻ vẫn phải đi tha phương. Linh nghĩ đến thế hệ con cháu mình, làm sao để chúng vẫn có những mảng rừng xanh. "Mượn" 3ha đồi trọc của cha mẹ, mỗi ngày cô gái lại cuốc từng lỗ trồng từng cây mình chọn mà đa số là dược liệu có giá trị.

Linh trồng cả nhiều loài cây gỗ quý, cây ăn trái đan xen, giữ nguyên hiện trạng rừng. Linh không diệt cỏ mà để phủ đất, giữ độ ẩm cho cây. Rồi cô bạn nuôi thêm gà, trồng bắp để có cái "lấy ngắn nuôi dài". Nhiều hôm Linh ngồi thẫn thờ, rơi nước mắt và muốn bỏ cuộc vì như càng làm càng hụt, cảm giác chậm tới độ mọi người thấy như cô chẳng tiến lên tí nào.

"Một số bạn bè còn ngao ngán lắc đầu bảo Linh đi vào ngõ cụt, chọn gì không chọn lại đi trồng rừng, đòi sản xuất sản phẩm với nguyên liệu canh tác hoàn toàn không hóa chất, không chất bảo quản, không phụ gia và cả chuyện sinh kế cho cộng đồng. Vốn mình cũng không bao nhiêu, lại cầu toàn nhưng mình cứ lầm lũi đi một cách bền vững", Linh bộc bạch.

Từ khu đồi trọc 3ha không điện, không nước, đường cũng không, mô hình vườn rừng Bản Thổ hiện đã có hơn 100 loài cây với nhiều loại quý như lim, trám, dẻ cùng cây ăn trái, dược liệu. Bạn liên kết với bà con sống cạnh rừng nuôi ong lấy mật, đó cũng là sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã "Vườn rừng Bản Thổ" với tiêu chí đảm bảo ong nuôi tự nhiên.

Khởi nghiệp hái trái ngọt từ rừng

Mật ong nuôi hoàn toàn tự nhiên, Linh đã kết hợp với những nhà khoa học để hoàn thiện công nghệ chế biến. Sản phẩm mật ong lên men kết hợp với các loại dược liệu bản địa như gừng ré, tỏi tía, nghệ, chùm ngây, lá bạc hà sấy lạnh... tạo ra các sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, vừa đảm bảo dinh dưỡng, có nguồn thu để vận hành hệ thống.

Hành trình khởi nghiệp cứ làm rồi dần hoàn thiện, Linh cùng cộng sự nỗ lực chỉn chu nhất với nguồn lực có được. Sản phẩm mật ong lên men được kiểm nghiệm, kiểm soát từng bước theo từng lô sản xuất, tạo được thiện cảm cho khách hàng với dòng sản phẩm này. Nhưng để thương mại hóa sản phẩm là hành trình không đơn giản mà một cô gái chọn con đường khởi nghiệp như Linh phải rất kiên nhẫn vì hầu như trước đó bạn có hiểu gì về kinh doanh, thị trường đâu.

Nhờ Linh hướng dẫn, bà con biết trồng dược liệu, nuôi ong lấy mật dưới tán rừng. Chưa kể, chú ong giống bản địa này góp phần tăng thêm sự đa dạng sinh học, ong giúp thụ phấn cho cây, bà con có thêm mật ngọt. Như một vòng tròn khép kín, các sản phẩm từ ong được thương mại hóa, đi xa sẽ tạo nguồn thu cho bà con, cho chính cô gái ấy để hoàn thiện giấc mơ về những cánh rừng xanh trở lại.

Vì không có nhiều kiến thức khoa học, Linh bù đắp bằng việc kết hợp với nhà khoa học, cứ dư đồng nào lại đầu tư cho nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nỗi có ông tiến sĩ về vi sinh còn bảo Linh tí gì cũng kiểm nghiệm, phân tích, cứ như "đốt tiền".

Nhưng kệ, Linh lầm lì, cần mẫn vay tiền nâng cấp nhà xưởng, tậu thêm máy móc rồi lại kiểm nghiệm nhiều chỉ tiêu hơn. Cứ cho là "đốt tiền" mà nâng cấp được chất lượng sản phẩm, ra thị trường dòng sản phẩm mật ong lên men cùng với các dược liệu quý được khách hàng ưa chuộng, tìm mua là thấy vui rồi.

Mô hình Linh đang làm mỗi năm có doanh thu khoảng 1,5 tỉ đồng, lợi nhuận chừng 400 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 15 bạn trẻ. Để mở rộng sản xuất, cô gái vừa làm hồ sơ xin vay nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Khoản vay đó, Linh sẽ mở xưởng chế biến nông sản lớn trên địa bàn, trồng thêm 4ha vườn rừng Bản Thổ nữa. Cách làm của cô gái ấy phần nào nâng giá trị cho dược liệu quý, nông sản, đặc sản địa phương, cũng là tạo thêm việc làm cho bà con. Quan trọng hơn giúp nâng cao nhận thức cho người dân miền núi về việc bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ môi trường.

Diễn đàn "Khởi nghiệp: chọn đường dài hay đi lối tắt?" đang chờ đón ý kiến, câu chuyện của các bạn cùng tham gia. Mọi chia sẻ xin vui lòng gửi về email: [email protected].
'Khởi nghiệp: chọn đường dài hay đi lối tắt?': Bạn dám đương đầu thất bại?

Khởi nghiệp tự làm chủ, bỏ phố về quê làm dự án mình thích… hiện đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm nghề công tác xã hội chuyên nghiệp

Chính phủ đã ban hành nghị định 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội, được xem là lần đầu tiên có văn bản pháp lý quy định về chức năng, quyền, nghĩa vụ, quy trình cũng như các hành vi bị cấm trong lĩnh vực này.

Làm nghề công tác xã hội chuyên nghiệp

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Tạp chí Forbes cho rằng gen Z bước vào thị trường lao động với tiêu chuẩn cao giữa lúc kinh tế suy thoái, trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi và tỉ lệ sa thải tăng mạnh nên tìm việc càng trở nên khó khăn.

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Đưa kinh nghiệm dân gian vào trí tuệ nhân tạo cảnh báo sạt lở, thiên tai

Kinh nghiệm dân gian, hình ảnh thực tế và đóng góp cộng đồng là những dữ liệu quan trọng để trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống GIS, bản đồ số cảnh báo sớm sạt lở, thiên tai.

Đưa kinh nghiệm dân gian vào trí tuệ nhân tạo cảnh báo sạt lở, thiên tai

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Ngày 3-7, mạng xã hội xôn xao video ghi lại cảnh người đàn ông dùng máy bay không người lái cột dây bay ra giữa sông lần lượt đưa hai em nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết lên bờ.

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Liên quan vụ thiếu tá cảnh sát giao thông hy sinh khi làm nhiệm vụ, Công an tỉnh Lai Châu đang tạm giữ hình sự người lái xe máy tông thẳng vào cán bộ này.

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Huấn luyện nhảy dù là một trong những nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công, góp phần nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời cũng như xử lý tốt các tình huống tác chiến trên không và mặt đất.

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar