06/12/2020 11:21 GMT+7

Khói măng

NGUYỄN HIỆP
NGUYỄN HIỆP

TTO - Chỉ có khói cây chò thì mới tạo cho mớ măng treo trên giàn bếp có một thứ mà người miền quê gọi là 'khói măng' chính hiệu.

Khói măng - Ảnh 1.

Ảnh: T.T.D.

Chạp. Ngày cùng tháng tận. Chạp. Công việc lút quá đầu, làm như hàng trăm mối dây lo toan, lo nghĩ, lo lắng cứ quấn nùi, dồn đống hết lại cho những ngày cuối năm, giáp tết. Vì công việc mà tôi phải băng xe qua con đường xuyên khu rừng bảo tồn từ sáng sớm. Bỗng sựng lại, tôi giảm ga xe và sựng người, hàng trăm cánh bông chò theo cơn gió vừa thốc lên rơi phả vào người vào xe. 

Tôi tấp vào lề đường, tắt máy xe, đưa tay nhặt một cánh chò vừa rơi trên áo. Từ cánh chò toát lên một mùi vị thơm nồng. Rất gợi. Chạm. Trong khoảnh khắc đó, tôi bần thần nhớ ra cái mùi ký ức, là mùi bữa ăn của gia đình đầm ấm trong những ngày tết nhứt xa xưa, mùi khói măng.

Khói măng. Đúng là mùi vị khói măng. Hồi nhỏ, mỗi khi quảy đôi chàng và vác cây rựa nhỏ trên vai chuẩn bị vào rừng hái củi dạo trước tết thế này, má bao giờ cũng nhắc đi nhắc lại "kiếm càng nhiều cành chò khô càng tốt, cho má hong măng". 

Chỉ có khói cây chò thì mới tạo cho mớ măng treo trên giàn bếp có một thứ mà người miền quê gọi là "khói măng" chính hiệu. Khói từ các loại củi khác cũng được nhưng không tạo ra thứ khói măng thơm thơm đặc biệt. Khói măng không hẳn là mùi, cũng không chỉ là vị, nó là tất cả, phảng phất, nhẹ thôi, phải tinh, phải quen mới nhận ra, mới sinh ghiền.

Ngày trước, tết tới thiếu gì thì thiếu chớ không nhà nào ở quê tôi thiếu nồi măng kho. Măng rừng xắn về lột vỏ đun xả cho hết hăng, xẻ hình rẻ quạt đem phơi năm ba nắng, xong xỏ lạt treo giàn bếp hong khói cho khỏi hư mốc. Những sợi măng được xé tước nhỏ cỡ nào, có ngâm rửa qua bao nhiêu nước đi nữa, có nấu có hâm mấy lửa thì khi ăn, người quê thiệt sẽ nhận ra cái mùi cái vị ám khói của măng.

Thiếu khói măng thì nồi măng kho chưa thể hoàn hảo, chưa thể gọi là món không thể thiếu của ba ngày tết bảy ngày xuân. Được khói củi chò thì không gì bằng! Sáng mùng một tết, cả nhà quây quần bên bàn ăn có tô măng kho phảng phất mùi vị khói củi chò thì chỉ có thể tấm tắc khen lấy khen để, loại măng kho ấy cuốn bánh tráng hoặc ăn kèm bánh tét thì cứ gọi là ăn quê, ăn nhớ, ăn đồng, ăn rừng thương thuộc.

Củi chò, cây chò là gọi chung, còn chúng có nhiều loại: chò chỉ, chò đen, chò nâu... Khói măng thuộc loại nhất hạng là khói chò nâu, cây chò nào khi cháy cũng có mùi dầu nhưng khói chò nâu thì thơm đặc biệt. 

Khi cháy, ngọn lửa từ củi chò sáng theo từng tia, từng luồng, lửa chò nâu náo nhiệt như pháo bông là do tinh dầu chứa rất nhiều trong thân chò nâu, khói chò nâu ít nhưng thơm, đã bám vào đâu thì thấm đến tận gan ruột đến đó, do vậy mà dù rửa ngâm nhiều lần khói măng vẫn còn dư vị.

Bọn trẻ chúng tôi đi hái củi chò còn có niềm vui nữa là lượm những trái chò khô, loại trái có hai cánh như tai thỏ, thi nhau tung lên trời cho chúng xoay xoay rơi xuống. "Con thỏ" của đứa nào lâu đáp xuống đất nhất sẽ thắng cuộc. Trò chơi miệt quê rừng chỉ có vậy mà tiếng cười nắc nẻ vang vang mãi trong ký ức cho đến tận bây giờ.

Tôi nổ máy xe trở lại rồi vội lên đường, không phải vì nóng ruột với công việc mà vì chợt chạnh lòng buồn cho con cháu mình không được và cũng không có nhu cầu thưởng thức những món ăn mang đậm hồn quê như vậy. 

Bây giờ, măng là măng, măng trồng to như bắp chân, thái xắt vuông vức, lõng bõng trong nồi thịt chẳng mùi chẳng vị gì cả và ăn chỉ là... ăn. Đâu chỉ là chuyện ăn lấy có, kể cả thức ăn tinh thần cũng hôi thiu và vô vị trong thời đại tự diệt bởi chất độc và ô nhiễm này.

Có những thứ chỉ còn trong ký ức. Ngày nay, ba ngày tiệc nhỏ, bảy ngày tiệc lớn, các bữa ăn thịnh soạn, thừa mứa nhưng quả thật người ta ăn mà ít ngửi. Cũng từ bản thân tôi đây mà xét, thấy nhiều lúc mình cũng trở nên "dễ tính" trong ăn uống một cách ngạc nhiên. Tôi ghiền cái mùi khói măng mà rồi nhiều lúc cứ quên mất, măng nào cũng là măng, miễn còn có măng là tốt rồi...

Muối dưa chua ngày xưa cho Tết ngày nay: Giữ một chút men lành

TTO - Rồi sẽ tới lúc thế hệ con trẻ biến thành thế hệ người lớn, và chính chúng nó sẽ phải đứng ra bảo ban lũ chắt chít non nớt về bữa cơm Tết truyền thống với dưa cải chua lợi ruột rà của thế hệ trước đây...

NGUYỄN HIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar