20/04/2019 17:24 GMT+7

Khởi động dự án dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Buổi hội thảo khởi động dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông đã diễn ra sáng 20-4 tại Hà Nội.

Khởi động dự án dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: THIÊN ĐIỂU


Đây là sự kiện do Đại học Quốc gia Hà Nội - đơn vị chủ trì dự án - tổ chức.

Chia sẻ về dự án Dịch thuật kinh điển phương Đông, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, viện trưởng Viện Trần Nhân Tông - cho biết dự án nằm trong số 5 chương trình, dự án khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo.

Viện Trần Nhân Tông (đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội) triển khai dự án, dự kiến trong 10 năm.

Dự án sẽ cho ra đời các bộ sách in, sách số về tinh hoa của các tác phẩm kinh điển phương Đông, bao gồm:

- 150 quyển thuộc Chính tạng

- 9 quyển Nho tạng

- 2 quyển Đạo tạng cùng các tác phẩm trước thuật của các đại sư Việt Nam trong lịch sử

- 13 bộ kinh điển của Nho gia, cùng điển tịch Nho học Việt Nam

- 3 quyển Đạo đức kinh, Nam hoa kinh, Xung hư chân kinh, cùng một số điển tịch Đạo giáo chọn lọc ở Việt Nam.

Sau khi nghe một số ý kiến tham luận về tầm quan trọng và ý nghĩa của dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông (gọi tắt là dự án Dịch thuật kinh điển phương Đông), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có bài phát biểu tổng kết hội thảo.

Theo Phó thủ tướng, các tác phẩm kinh điển phương Đông như các hệ thống kinh sách của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã được dung thông, chuyển hóa thành nguồn tài nguyên vô giá, thành một phần của nền văn hiến Việt Nam.

Chúng tuy được du nhập từ nước ngoài nhưng qua thời gian đã thẫm đẫm vào văn hóa Việt, trở thành hồn cốt dân tộc và đóng góp ngược trở lại vào kho tàng di sản thế giới, nhưng đến nay nhiều tác phẩm, trong đó có cả các trước tác của học giả Việt Nam, vẫn chưa được dịch và chú giải thỏa đáng.

Vì vậy, việc dịch thuật và xuất bản có hệ thống các tác phẩm kinh điển này sẽ mang lại giá trị to lớn cho hôm nay và mai sau, "thể hiện trách nhiệm với lịch sử, với cha ông và với con cháu".

Phó thủ tướng đặc biệt ghi nhận khía cạnh xã hội hóa của dự án này. Dự án hoàn toàn không dùng vốn ngân sách nhà nước mà kêu gọi sự đóng góp của các nhà khoa học và toàn cộng đồng tham gia đóng góp tiền bạc, trí tuệ, bao gồm cả những người nước ngoài yêu mến Việt Nam.

Phó thủ tướng giải thích, dù đây là một dự án đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo nhưng lại thực hiện bằng nguồn xã hội hóa không phải vì Nhà nước "không có tiền làm những cái này", mà Chính phủ mong muốn đây là một dự án chung của toàn dân và thực tế có rất nhiều cá nhân, tổ chức muốn đóng góp vào dự án tạo lập những di sản chung.

TT - Quyển sách Lolita của Vladimir Nabokov do Nhã Nam ấn hành vừa trở lại với bạn đọc VN bằng bản hiệu chỉnh sau thời gian ngót ba năm (in lần đầu năm 2012) kể từ khi ra mắt bản dịch đầu tiên.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar