19/12/2019 12:59 GMT+7

Khoa học đau đầu vì cực từ phía Bắc Trái đất di chuyển nhanh đến Nga

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Cực từ phía Bắc Trái đất, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều hướng của con người, đang di chuyển nhanh hơn về phía Nga khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm lời giải.

Khoa học đau đầu vì cực từ phía Bắc Trái đất di chuyển nhanh đến Nga - Ảnh 1.

Vị trí hiện tại của cực từ phía Bắc Trái đất - Ảnh: NATIONAL CENTERS FOR ENVIRONMENTAL INFORMATION

Theo Đài CNN ngày 19-12, không giống như các cực địa lý là Bắc cực và Nam cực vốn nằm yên một chỗ, cực từ của Trái đất đang tích cực di chuyển.

Thông thường, Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) sẽ cập nhật vị trí cực từ phía Bắc mỗi 5 năm một lần. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1831, cực từ phía Bắc đã di chuyển dần dần từ vùng Bắc cực ở Canada sang phía Nga với quãng đường đã đi là 2.253km.

Tuy nhiên, tốc độ di chuyển nhanh chóng của cực từ này về phía Siberia trong vài năm gần đây với tốc độ 55km/năm đã buộc NOAA phải cập nhật lại Mô hình từ trường Trái đất (WMM) sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Bản cập nhật mới nhất, WMM 2020, đã được thực hiện trước gần một năm so với thông lệ. WMM 2020 dự đoán cực từ phía Bắc sẽ tiếp tục di chuyển về phía Nga với tốc độ thấp hơn, vào khoảng 39,9km/năm.

Các tổ chức hàng hải dân sự, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quân đội Anh, Mỹ thường sử dụng WMM trong các hoạt động điều hướng.

Cứ mỗi vài trăm nghìn năm, cực từ trường Trái đất lại đảo chiều, khi đó cực từ phía Bắc sẽ nằm ở Nam cực. Lần đảo chiều gần nhất là vào khoảng 770.000 năm trước. Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học khám phá ra toàn bộ quá trình đảo chiều này hoàn tất trong 22.000 năm.

Các nhà khoa học phải quan sát các mẫu trầm tích đại dương, dòng chảy dung nham và lõi băng ở Nam cực để tìm ra thời điểm xảy ra sự đảo chiều. Thông tin thu được từ các mẫu vật này tiết lộ rằng từ trường của Trái đất đã suy yếu, di chuyển một phần, ổn định và đảo chiều trong 1 triệu năm.

"Sự đảo chiều xảy ra ở phần sâu nhất của lõi Trái đất nhưng các tác động xuất hiện khắp mọi nơi trên Trái đất, đặc biệt là trên bề mặt Trái đất và trong bầu khí quyển", Brad Singer - tác giả nghiên cứu và là nhà địa chất học tại ĐH Wisconsin-Madison - cho biết.

Từ trường của Trái đất được tạo ra bởi tương tác giữa phần lõi ngoài chứa sắt nóng chảy với phần lõi rắn bên trong. Khi sự đảo cực xảy ra, từ trường mạnh sẽ yếu đi.

Thực chất quá trình đảo chiều diễn ra trong chưa đầy 4.000 năm. Tuy nhiên, để quá trình đảo chiều diễn ra, Trái đất phải trải qua 18.000 năm từ trường bất ổn, bao gồm 2 lần đảo chiều tạm thời và một phần.

Tàu Parker áp sát Mặt trời, phát hiện bất ngờ: từ trường đảo ngược kỳ lạ

TTO - Các nhà khoa học của NASA vừa công bố những dữ liệu khoa học đầu tiên khi tàu thăm dò Mặt trời Parker tiến gần đến Mặt trời hơn bao giờ hết, mang lại một cái nhìn mới mẻ về gió mặt trời và thời tiết vũ trụ nói chung.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar