27/04/2020 11:18 GMT+7

Khó xử với... học trực tuyến

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Việc tiếp tục giảng dạy, công nhận, đánh giá chương trình của trường như thế nào khi có học sinh được học trực tuyến nhưng cũng nhiều em không được học?

Khó xử với... học trực tuyến - Ảnh 1.

Giáo viên tại TP.HCM trong một buổi dạy trực tuyến cho học sinh khi nghỉ học phòng dịch COVID-19 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP báo cáo đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 với ngành giáo dục TP.

Chưa sẵn sàng

Trong báo cáo này, Sở GD-ĐT TP.HCM đề cập đến những khó khăn khi dạy học hình thức trực tuyến, truyền hình.

"Dịch bệnh đã khiến cho tất cả giáo viên, cán bộ quản lý các trường phải áp dụng hình thức dạy trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong tình trạng chưa sẵn sàng, thiếu chuẩn bị các điều kiện để triển khai tốt nhất việc dạy học theo hình thức này" - báo cáo nêu.

Còn với học sinh, ở bậc tiểu học "độ tuổi còn nhỏ nên chưa thật sự phù hợp với học trực tuyến khi không có sự hỗ trợ của phụ huynh".

Ở bậc phổ thông, tỉ lệ học trực tuyến đạt từ trên 50% đến 80% tăng theo số lớp từ 6 đến 12. Thầy N., giáo viên môn toán ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM), cho biết: "Chỉ có học sinh khối 12 tham gia học trực tuyến là đông nhất so với các khối lớp khác. Bởi các em lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT".

Khó xử với... học trực tuyến - Ảnh 2.

Chia thành ba dạng lớp

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm - hiệu trưởng Trường THPT Phong Phú, H.Bình Chánh: "Tỉ lệ học sinh học trực tuyến ở trường chỉ đạt 65-70%.

Khi học sinh quay lại trường, chúng tôi sẽ cho các em làm bài kiểm tra để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức trong thời gian nghỉ học vì dịch bệnh.

Sau đó nhà trường sẽ sắp xếp lại các lớp, dự kiến có ba dạng lớp: học sinh có học online và tiếp thu bài tốt; học sinh có học online nhưng tiếp thu bài chưa tốt và lớp không học online. Từ ba nhóm lớp kể trên, ban giám hiệu trường sẽ phân công giáo viên phụ trách giảng dạy cho phù hợp".

Ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - khẳng định: "Trong thời gian chờ ngày học sinh quay lại trường, giáo viên TP.HCM vẫn tiếp tục dạy - học trực tuyến theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, khi học sinh đi học lại, các trường sẽ có thời gian 1-2 tuần để ôn tập, củng cố kiến thức đã dạy trực tuyến, rồi sau đó mới dạy tiếp bài mới.

Riêng học sinh chưa học trực tuyến thì nhà trường sẽ dành nhiều thời gian hơn để phụ đạo, hướng dẫn học sinh tự học, bảo đảm các em nắm được kiến thức chuẩn của chương trình".

Khó xử với... học trực tuyến - Ảnh 3.

Đà Nẵng: Rà soát nội dung đã dạy

Bà Lê Thị Bích Thuận - giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng - cho biết sở yêu cầu các trường, đơn vị tổ chức rà soát các nội dung đã dạy học trên Internet, dạy học trên truyền hình.

Từ đó, trường đánh giá kết quả học tập của người học, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, đảm bảo hiệu quả khi học sinh đi học lại. (ĐOÀN CƯỜNG)

Huế: Thống kê học sinh chưa học trực tuyến

Bắt đầu từ ngày 27-4, học sinh THCS và THPT ở Thừa Thiên Huế sẽ trở lại trường. Ông Nguyễn Tân - giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế - cho biết sở đã chỉ đạo từng trường phải thống kê số học sinh chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ các tiết học qua truyền hình và qua mạng Internet trong thời gian nghỉ dịch vừa qua.

"Sau khi có thống kê đầy đủ, tùy tình hình thực tế sẽ có các chương trình bổ túc, ôn tập kiến thức cho các em để làm sao không có học sinh nào bị bỏ lại phía sau" - ông Tân nói. (NHẬT LINH)

Cà Mau: Tiếp tục hệ thống lại kiến thức

Ngày 26-4, ông Nguyễn Minh Luân - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau - cho biết về nội dung giảng dạy, sở tiếp tục chỉ đạo các thầy cô giáo hệ thống lại kiến thức sau thời gian dạy trực tuyến, dạy qua truyền hình.

Song song đó, sở cũng chỉ đạo các trường kết hợp với việc tinh giản nội dung chương trình, đảm bảo nội dung chương trình học mà Bộ GD-ĐT đề ra.

NGUYỄN HÙNG

Gia Lai: Giao bài tập cho học trực tuyến

Sáng 26-4, ông Lê Duy Định - phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai - cho biết bắt đầu từ ngày 27-4, hai khối học sinh THCS và THPT trên toàn tỉnh sẽ đi học trở lại.

"Sở yêu cầu các giáo viên bộ môn giao bài tập về nhà cho các em để tự học, tự nghiên cứu và học thêm từ chương trình dạy online trên truyền hình địa phương" - ông Định nói.

HUỲNH CÔNG ĐÔNG

20-50% học sinh ở TP.HCM không học trực tuyến

TTO - Đối với học sinh tiểu học, do các em tuổi còn nhỏ, chưa thật sự phù hợp với việc học trực tuyến; học sinh trung học cũng gặp nhiều khó khăn khác nhau; chất lượng dạy và học trực tuyến có phần hạn chế...

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar