15/12/2012 07:01 GMT+7

Khổ vì những lời bình "xanh rờn" của con!

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN(giảng viên tâm lý học)
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN(giảng viên tâm lý học)

TT - Lời nói bình luận mang tính mỉa mai hay nhận xét thiếu tế nhị, không đúng lúc sẽ làm tổn thương người khác. Nhất là những lời nói đó được phát ra từ cái miệng xinh xinh của trẻ.

Phóng to

Trong gia đình, nếu bé yêu thường có những lời bình luận “xanh rờn” khiến người khác khó chịu, thậm chí là tổn thương thì bạn cần chấn chỉnh ngay.

Trẻ vô tư vì nghĩ mình đúng

Anh Hữu Danh - bác sĩ nha khoa ở Nhơn Trạch, Đồng Nai - phải muối mặt khi nghe con gái tỉnh bơ bình phẩm chị đồng nghiệp anh mời đến thăm gia đình. Cô bé 8 tuổi mà nói như “bà cụ”: “Sao đầu tóc cô xấu và quê thế? Trông chẳng hợp với dáng người của cô chút nào”. Tiếng nói lanh lảnh của con bé khiến mọi người trong bàn ăn chỉ biết nhìn nhau ngậm ngùi. Chị đồng nghiệp ngượng ngùng không biết trả lời sao trước câu hỏi của con bé.

"Các bậc cha mẹ cần hiểu trẻ tham gia bình phẩm, đánh giá người khác là muốn khẳng định mình và thể hiện sự quan tâm của mình đến đối tượng trẻ nói đến"

Còn chị Quỳnh Chi - nhân viên ngân hàng ở Long Khánh, Đồng Nai - than thở: “Con trai tôi mới 9 tuổi mà thường ăn nói, nhận xét người khác những câu chẳng tế nhị chút nào. Hôm chủ nhật rồi tôi đưa cháu sang nhà ông nội dự tiệc. Bà nội đon đả vì lâu ngày mới gặp cháu trai, vậy mà ai nấy đều hẫng hụt khi nghe thằng bé nói: “Cháu qua nhà nội chỉ để chơi thôi chứ cháu chẳng ăn gì đâu. Lần nào chả thế, món bà nấu mặn chát à. Cháu đã bảo mẹ thủ sẵn đồ ăn nhanh, phòng khi cháu đói”. Lúc đó, tôi ước gì có khe hở nào để chui vào đó cho đỡ xấu hổ!”.

Trước những lời bình phẩm hồn nhiên của trẻ, người lớn không khỏi bị choáng vì không hiểu được bé học đâu cách nói năng khó nghe thế, nhưng đừng vội vàng trách móc trẻ. Thật ra, trẻ không chủ định nói ra những lời làm đau lòng người khác mà đó chỉ là những lời nói chân thật xuất phát từ thói quen nghĩ gì nói nấy của trẻ. Lời đánh giá có thể rất khó nghe nhưng thường đúng sự thật - phản ánh khả năng nhận thức về thẩm mỹ của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên nóng nảy, tỏ thái độ giận dữ đối với trẻ, mà cần bình tĩnh dạy con ăn nói tế nhị để không làm tổn thương người khác, dạy cho con biết cách thể hiện suy nghĩ, phê bình khéo léo để người khác chấp nhận và tiếp thu.

Phòng cháy hơn chữa cháy

Các bậc phụ huynh đừng chờ đến khi trẻ đưa ra những lời bình xét, đánh giá bằng những lời “xanh rờn” khó nghe mới uốn nắn con. Thay vào đó, cha mẹ cần xây dựng cho con kỹ năng giao tiếp cần thiết bằng cách lồng ghép những câu chuyện hằng ngày để giải thích những điều liên quan đến việc nhận xét, bình luận người khác cho con hiểu.

Việc nên làm là trang bị cho con trẻ vốn từ kha khá và hướng dẫn con biết cách chọn lọc từ ngữ để phát ngôn bằng cách nói giảm, nói tránh, cũng như tận dụng mọi tình huống cụ thể của cuộc sống để chỉ cho con hiểu đâu là lời nói mang tính chỉ trích, đâu là lời nói tế nhị, dễ thương. Chẳng hạn, thay vì nói “Chị Hà mặc chiếc áo màu tím sao mà khó nhìn thế (chắc chắn sẽ khiến chị Hà rất phật lòng và khó chịu), thì con có thể nói nếu như chị Hà mặc chiếc áo màu hồng sẽ đẹp hơn biết mấy, có khi thấy trẻ ra mấy tuổi”.

Song quan trọng hơn nếu muốn con trẻ biết đưa ra những nhận xét khéo léo, đúng thời điểm, bạn phải mẫu mực về sự tế nhị. Bạn đừng bình phẩm, nhận xét người khác trước mặt bé bằng những lời lẽ châm chọc, mỉa mai do trẻ thường thần tượng và bắt chước cha mẹ từ lời nói đến việc làm. Để dạy trẻ tế nhị, cha mẹ cần tế nhị khi nhắc nhở, giáo dục trẻ trong việc nói năng, nhận xét người khác. Ngoài ra, bạn đừng phủ nhận khi nghe con nhận xét ai đó, ngược lại chỉ cho trẻ biết rằng: “Con nhận xét ai đó chân thật là tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu con thể hiện khéo léo để không làm tổn thương họ”.

Bạn có thể nhắc con nhớ về nỗi buồn con đã trải qua khi con là đối tượng bị bình phẩm một cách thiếu tế nhị, điều này giúp con hiểu bất cứ ai cũng thấy khó chịu, thậm chí tức giận khi bị người khác dè bỉu, nhận xét một cách sỗ sàng.

Lắng nghe bé bày tỏ thái độ của mình và chỉ cho bé thấy “không chỉ có mình cảm thấy xấu hổ và tức tối khi bị người khác chê bai, mà người khác cũng thế”. Và không phải cứ thấy điều gì không vừa ý mình là lên tiếng phàn nàn, góp ý mà cần chọn cách diễn đạt khéo léo, dễ nghe để người khác chấp thuận.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN(giảng viên tâm lý học)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam ngày càng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy làn sóng chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp.

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ 2025 có nhiều cán bộ xã vùng cao, biên giới, hải đảo và tiếp viên hàng không cùng tham dự.

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Phạm Đoàn Minh Khuê, học sinh lớp 10C2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), giành giải nhất viết thư UPU.

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

2 thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đăng lên Facebook khiến dư luận bức xúc.

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Cơ quan chức năng bước đầu xác định vụ việc xảy ra tại xã Vĩnh Hòa không phải bắt cóc trẻ em, mà hai người có quan hệ yêu đương.

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar