05/06/2024 00:00 GMT+7

Khó vào EU, Thổ Nhĩ Kỳ quay sang nhóm BRICS của Nga và Trung Quốc

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nhấn mạnh mong muốn gia nhập nhóm BRICS khi đến Trung Quốc ngày 4-6, xem đây là sự thay thế cho Liên minh châu Âu (EU).

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 4-6 - Ảnh: THX

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 4-6 - Ảnh: THX

Thông điệp được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nêu khi gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 4-6, theo báo South China Morning Post.

Trong đó, ông Fidan nhấn mạnh nhóm BRICS do Trung Quốc và Nga hậu thuẫn là một sự thay thế tốt EU để thúc đẩy triển vọng kinh tế của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ, theo Ngoại trưởng Fidan, đang khám phá những cơ hội hợp tác mới với một số đối tác trên các thể chức khác như BRICS, một nhóm gồm 10 nền kinh tế mới nổi.

"Chắc chắn, chúng tôi mong muốn trở thành thành viên của BRICS. Chúng ta sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào trong năm nay", ông Fidan nói. 

BRICS gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kế đó mong muốn được tham dự cuộc họp các ngoại trưởng BRICS vào tuần tới ở thành phố Nizhny Novgorod phía tây nước Nga. Cuộc họp nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tháng 10 ở Kazan cũng của Nga.

Một trong những chủ đề trong chương trình nghị sự dự kiến là khả năng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, gia nhập nhóm BRICS.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bày tỏ ý định tham gia BRICS cách đây 6 năm tại hội nghị thượng đỉnh nhóm này ở Johannesburg (Nam Phi), nhưng kể từ đó đến nay có rất ít tiến triển.

Gần bốn thập kỷ trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu và vào năm 1999, nước này chính thức được công nhận là ứng viên thành viên chính thức của EU.

Cuộc đàm phán về nỗ lực gia nhập EU của Ankara bắt đầu vào năm 2005, nhưng rơi vào bế tắc vì một loạt vấn đề - từ nhân quyền đến chính sách đối ngoại khác biệt với một số nước EU.

Giải thích về điều này tại Trung Quốc, Ngoại trưởng Fidan cho rằng vì có bản sắc chính trị riêng, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ được một số nước lớn trong EU cho phép trở thành thành viên chính thức dù nước này đã cố gắng gia nhập.

"Vì vậy, chúng tôi phải tìm kiếm những lựa chọn thay thế khác", ông phân trần.

Mặc dù quá trình gia nhập BRICS vẫn còn một chặng đường dài, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng BRICS là nền tảng hợp tác quan trọng, mang đến một giải pháp thay thế tốt cho các quốc gia khác.

"Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng ở BRICS", ông Fidan nhấn mạnh.

Nga ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập nhóm BRICS

Theo một tuyên bố của Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết: "Hai bên đã nhất trí về sự cần thiết của liên lạc chiến lược chặt chẽ để bảo vệ lợi ích chung của các nước đang phát triển".

Ông Vương cũng nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng liên tục mở rộng hợp tác với Ankara về kinh tế, thương mại, năng lượng, cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ cao và kỹ thuật số.

"Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác với phía Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc và G20, phản đối mọi hình thức bá quyền, đồng thời duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu", ông đã được trích dẫn nói.

Ngày 4-6, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Nga hoan nghênh mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của nhóm BRICS, đồng thời cho biết chủ đề này sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của nhóm.

"Trật tự đa cực" của BRICS

TTCT - BRICS đang đem lại nhiều hứa hẹn, bằng cớ là Argentina, Ai Cập, Iran, Saudi, Ethiopia và UAE sẽ chính thức gia nhập khối vào ngày 1-1-2024.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia

Hàn Quốc khẳng định sẽ đẩy mạnh đàm phán thương mại với Mỹ sau khi ông Trump công bố thuế quan 25% từ 1-8; Ngoại trưởng Mỹ lần đầu công du châu Á; Mỹ xóa HTS của Syria khỏi danh sách tổ chức khủng bố... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 8-7.

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia

Chứng khoán Mỹ lao dốc, đồng USD tăng giá sau khi ông Trump đăng thư thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh ngay trong ngày đầu tuần khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải thư gửi 14 nước, thông báo về các mức thuế sẽ áp lên hàng hóa các nước này từ ngày 1-8.

Chứng khoán Mỹ lao dốc, đồng USD tăng giá sau khi ông Trump đăng thư thuế quan

Ông Trump công bố áp thuế từ 25 đến 40% lên 14 nước từ 1-8

Ông Trump đăng tải loạt thư thông báo mức thuế từ 25-40% mà Mỹ sẽ áp lên hàng hóa của 14 nước; Nhà Trắng lùi thời hạn áp thuế đối ứng đến ngày 1-8.

Ông Trump công bố áp thuế từ 25 đến 40% lên 14 nước từ 1-8

Ông Trump đăng 'thư thuế quan', áp thuế 25% với Nhật, Hàn từ ngày 1-8

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo từ ngày 1-8 sẽ áp thuế quan 25% với hàng hóa hai nước này xuất sang Mỹ.

Ông Trump đăng 'thư thuế quan', áp thuế 25% với Nhật, Hàn từ ngày 1-8

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Tổng thống Iran lần đầu tiên tiết lộ việc ông từng bị Israel mưu sát hụt trong giai đoạn hai nước căng thẳng vì chiến sự 12 ngày.

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga, ông Roman Starovoit, được tìm thấy chết trong ô tô chỉ vài giờ sau khi bị sa thải.

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar