18/11/2021 10:48 GMT+7

Khổ sở với clip dạy học

HÒA BÌNH (TP.HCM)
HÒA BÌNH (TP.HCM)

TTO - Có một nhiệm vụ không mang lại hiệu quả giáo dục cao nhưng đang gây áp lực cho giáo viên tiểu học ở TP.HCM là chúng tôi phải làm clip về những bài dạy của mình.

Khổ sở với clip dạy học - Ảnh 1.

Học sinh tiểu học ở TP.HCM học tại nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ đầu năm học 2021 - 2022 đến nay, giáo viên tiểu học đều đặn phải làm các clip theo sự phân công của phòng GD-ĐT. 

Phòng sẽ giao cho mỗi trường tiểu học thực hiện một số clip nhất định, để khi gom lại toàn quận sẽ có đầy đủ mỗi bài học có 1 clip cho tất cả các môn học của khối 3, 4, 5.

Quy trình nhiêu khê

Điều đáng nói là chúng tôi không được tập huấn để làm clip, không được hướng dẫn phải làm sao để có một clip hấp dẫn học trò, để các em dễ hiểu bài... 

Chưa kể, để làm một clip hoàn chỉnh, yêu cầu người thầy giáo phải trang bị máy tính có cấu hình đủ mạnh để tải những phần mềm chuyên dụng. 

Thực tế thì chúng tôi đã phải tự cắt xén từ đồng lương eo hẹp của mình để trang bị phương tiện dạy học online, không phải giáo viên nào cũng có thể mua được máy tính xịn như mong muốn.

Bởi những lý do trên mà quy trình làm clip bài giảng của chúng tôi rất nhiêu khê. Đầu tiên, giáo viên được phân công sẽ soạn giáo án trước và gửi cho cả tổ xem. Sau đó, cả tổ phải họp để góp ý cho giáo án ấy. 

Có ngày chúng tôi họp hơn hai tiếng đồng hồ để góp ý cho một giáo án. Bởi nếu không làm cẩn thận thì khi nộp lên các cấp quản lý cũng bị trả về làm lại (xin nói thêm là để có giáo án này, cá nhân tôi phải mất từ 3 - 5 ngày tìm tư liệu, hình ảnh, các đoạn video ngắn...).

Từ những góp ý ấy, giáo viên sẽ tự hoàn thiện giáo án của mình rồi nộp cho khối trưởng. Nếu khối trưởng thông qua thì giáo án sẽ được nộp lên cho hiệu phó hoặc hiệu trưởng nhà trường, tùy khối lớp. 

Khi ban giám hiệu trường đã sửa rồi, duyệt rồi mới đưa về cho giáo viên ghi âm, lồng tiếng, dựng clip. Mà gia đình tôi ở trong con hẻm nhỏ, nhiều khi nhà hàng xóm nói chuyện to tiếng cũng vang sang nhà tôi.

Sau nhiều lần phải làm lại vì đang thu âm mà lọt vào đủ thứ âm thanh hỗn tạp của tiếng xe máy, tiếng em bé khóc, tiếng chó sủa, tiếng mắng con của chị hàng xóm..., tôi đã chọn khung giờ 2h-3h sáng để thu âm. 

Vậy nhưng có bữa thu âm gần xong thì chú chó nhà hàng xóm sủa vang, dù đang buồn ngủ rã rời nhưng tôi vẫn phải ngậm ngùi thu âm lại. 

Chưa hết, vì máy tính của tôi có cấu hình yếu, không thể cài phần mềm chuyên dụng nên không thể lồng tiếng và dựng clip, công đoạn này tôi phải nhờ một thầy giáo trong tổ thực hiện.

Rất ít người xem

Đó là tôi kể về một quy trình suôn sẻ, chứ trên thực tế, giáo viên phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần theo yêu cầu của khối trưởng, của ban giám hiệu nhà trường, của chuyên viên phòng GD-ĐT. 

Nhiều lần clip đã được dựng xong nhưng phòng GD-ĐT gửi trả lại yêu cầu sửa một số chi tiết. Khi tôi đã sửa rồi, gửi đi nhưng phòng GD-ĐT vẫn chưa hài lòng nên tôi lại sửa tiếp. Đơn giản vì chúng tôi tự mày mò, tự tìm hiểu rồi tự làm chứ có được tập huấn bài bản đâu?

Để cho ra đời một clip bài dạy, giáo viên chúng tôi phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian như thế nhưng hiệu quả ư? Rất ít người xem. Có lần tôi mở clip của chính bản thân mình khi đã được tải lên trang web của trường, sau ba tuần chỉ có 3 lượt xem. 

Tại sao như vậy? Vì tất cả các bài học trong chương trình chúng tôi đã dạy trực tuyến đầy đủ rồi; các clip chỉ là kênh hỗ trợ, giúp học sinh và phụ huynh xem tham khảo mà thôi.

Tôi đã từng thắc mắc với ban giám hiệu trường mình rằng mục tiêu của việc làm clip chỉ để cho học sinh, phụ huynh xem tham khảo thì toàn TP.HCM hoặc thậm chí cả nước chỉ cần làm một clip cho mỗi bài rồi chia sẻ trên mạng. Không nhất thiết mỗi quận, huyện đều phải làm clip riêng của mình như vậy. 

Và hiệu trưởng của trường chúng tôi đã trả lời yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM là mỗi quận, huyện phải làm clip cho phù hợp với trình độ học sinh của địa phương mình. 

Tôi thấy yêu cầu này đi ngược lại với chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM về chuyên môn là thời kỳ dạy online, giáo viên chỉ dạy kiến thức - kỹ năng cơ bản chứ không dạy nâng cao.

Căng thẳng cho giáo viên

Ở đây, tôi cũng xin nói thêm riêng với khối 1, 2 thì Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức làm clip dùng chung cho toàn TP. Nhưng với khối 3, 4, 5 thì mỗi quận, huyện mỗi làm.

Thậm chí bạn tôi là giáo viên một trường tiểu học nổi tiếng của quận nội thành còn cho biết trường của bạn ấy tiến hành làm clip riêng cho trường của mình, gây căng thẳng cho tất cả giáo viên.

20-11 sắp đến, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM bỏ quy định không hợp lý về nhiệm vụ làm clip, để giáo viên chúng tôi dành thời gian chăm chút cho những tiết dạy trực tuyến, chăm chút cho từng học sinh trong lớp của mình.

Dạy học online làm chúng tôi đã vất vả lắm rồi. Việc thường xuyên phải thức tới 2h-3h sáng để làm clip mà chẳng có ai xem khiến ngọn lửa yêu nghề trong tôi ngày càng tàn lụi...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: Không bê nguyên chương trình vào dạy trực tuyến

TTO - Dạy và học trực tuyến còn lâu dài. Do đó việc xây dựng chương trình học phù hợp, chuẩn bị tốt hạ tầng công nghệ... là những vấn đề nóng trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn ngày 11-11.

HÒA BÌNH (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi điểm tương đương phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Chiều 19-5, Trường THCS Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã khánh thành thư viện thông minh rộng hơn 200m². Đây là công trình nhằm hoàn thiện mô hình giáo dục tiên tiến - hiện đại của ngôi trường 'hot' nhất quận hiện nay.

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM xây cầu tặng bà con Bến Tre

Cầu giao thông mang tên Đại học Công nghiệp TP.HCM vừa được khánh thành, và chính thức đưa vào sử dụng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM xây cầu tặng bà con Bến Tre
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar