26/05/2017 09:33 GMT+7

Khó khăn với bài toán “bỏ biên chế ngành giáo dục”

LÊ LAM HỒNG
LÊ LAM HỒNG

TTO - Từ bấy lâu nay, khi được vào biên chế là giáo viên cho rằng đã yên vị, nên việc dạy học cứ “tàng tàng”, lương thì “đến hẹn lại lên” nếu không mắc khuyết điểm trầm trọng!

Hơn 30 năm trong ngành giáo dục, tôi nhận thấy một sự thật đau lòng: dạy giỏi, dạy hay, dạy có hiệu quả cũng không được ai khen; còn dạy dở, dạy cho có cũng không ai chê, chẳng làm gì được nhau!

Vì vậy chúng tôi ủng hộ cao và kỳ vọng vào chủ trương bỏ biên chế ngành giáo dục, vì khi thực hiện sẽ tác động rất lớn đến đội ngũ giáo viên về mọi mặt.

Đây còn là cơ hội “ngàn năm có một” để nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời loại bỏ được tình trạng “chạy” trong ngành giáo dục.

Vấn đề đặt ra là nếu giao quyền tuyển chọn giáo viên cho nhà trường, cho hiệu trưởng, thì có nảy sinh nhiều tiêu cực không? Rồi với các mối quan hệ bên trên, với “ngành ngang ngành dọc”, với những cám dỗ của vật chất, liệu hiệu trưởng có vượt qua nổi không? Hiệu trưởng là người sẽ chịu trách nhiệm về năng lực của giáo viên được tuyển chọn, nhưng làm sao kiểm soát được quyền lực của người đứng đầu nhà trường?

Trao quyền cho hiệu trưởng trong việc tuyển chọn giáo viên theo hợp đồng là giao “đặc quyền” cho người này, liệu việc đó có dẫn tới “đặc lợi” không? Bởi quy luật vốn có ở đời là có quyền ắt sẽ sinh ra có tiền (hiện tượng “chạy” biên chế vào ngành giáo dục không còn cá biệt, nhưng vẫn không chỉ ra được chính danh thủ phạm)!

Hơn thế nữa, hiện tượng “lợi ích nhóm” sẽ nảy sinh trong nội bộ nhà trường. Hiệu trưởng “có vấn đề” sẽ chọn người cùng phe cánh, cùng êkip để dễ dàng thực hiện những vụ việc khuất tất mà không bị những người trung thực phản đối, tố cáo...

Ngoài ra, còn là việc những giáo viên thực sự có năng lực, tâm huyết với nghề, có nhiều đóng góp cho ngành, bây giờ không lẽ cũng chuyển qua “hợp đồng” như lớp trẻ mới ra trường? Điều đó thật không công bằng, không đúng với họ.

Mặt khác, nếu giáo viên không mặn mà với “hợp đồng”, xin nghỉ, thì việc giải quyết chế độ, chính sách cho họ như thế nào? Như vậy ngành giáo dục trong cả nước sẽ đẩy ra ngoài xã hội một số lượng giáo viên rất lớn.

Xem ra bài toán “bỏ biên chế ngành giáo dục” cần có lộ trình phù hợp để từng bước thực hiện, có như vậy thì hiệu quả sẽ cao hơn, đáp ứng sự mong mỏi của toàn xã hội.

LÊ LAM HỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar