14/07/2018 14:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Khó khăn, nhưng không bao giờ từ bỏ việc học'

BÌNH MINH
BÌNH MINH

TTO - Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, cả hai cậu bé Trịnh Văn Tốt (9 tuổi) và Tiêu Lý Đình Khang (13 tuổi) đều thể hiện quyết tâm được theo đuổi việc học đến cùng.

Cả Tốt và Khang đều mơ ước lớn lên sẽ trở thành chiến sĩ công an. Đó là một hành trình rất dài khi gia đình các em đều đang cạn dần nguồn thu nhập.

Lấy nền nhà làm bàn học

Chúng tôi đến nhà cậu bé Trịnh Văn Tốt (9 tuổi, học trường tiểu học Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) vào một buổi trưa trời nắng gắt. Chị Trịnh Thị Dung (56 tuổi), mẹ Tốt, vừa dọn xong mâm cơm cúng giáp năm cho chồng.

Ba Tốt qua đời cuối năm ngoái. Một buổi sáng, như thường lệ, chị Dung đạp xe đi bán vé số, còn chồng chị đến công ty làm bảo vệ. 10h, một người đồng nghiệp của anh gọi cho chị báo anh bị ngất. Họ đưa anh về nhà, còn chị cũng tất tả đạp xe về. Về đến nhà, anh đã không qua khỏi.

"Họ nói ổng bị tràn dịch màn phổi, người nhà đưa đi trễ quá…", chị Dung bỏ lửng câu nói rồi nhìn về bàn thờ có di ảnh anh.

Khó khăn, nhưng không bao giờ từ bỏ việc học - Ảnh 1.

Nhà nghèo nên mẹ Tốt không đủ tiền để trát tường - Ảnh: BÌNH MINH

Kể từ ngày ba mất, dù chỉ mới 9 tuổi, Tốt đã thay ba chăm sóc cho mẹ. Mỗi ngày, khi chị Dung rời nhà đi bán vé số, Tốt ở nhà tự nấu cơm, chờ mẹ về, xong bữa cơm lại phụ mẹ dọn dẹp, rửa chén. Mùa hè được nghỉ học, Tốt xin mẹ cho đi bán vé số cùng. "Nó năn nỉ tôi lấy vé số cho nó phụ đi bán, nhưng thấy con còn nhỏ quá, tôi không nỡ", chị Dung tâm sự.

Tốt nói, cậu bé thích học môn Toán nhất, và sẽ cố gắng học giỏi để sau này thi vào trường an ninh. Hình ảnh các chiến sĩ cảnh sát trong màu áo xanh quen thuộc đã trở thành động lực để Tốt nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Nhà nghèo, Tốt không có tiền đi học thêm, nhưng cậu học sinh lớp 4 này vẫn gắng theo kịp bạn bè bằng cách tự học hoặc cầm tập sách sang nhờ các anh chị lớn hơn giảng bài. Mẹ Tốt nói chị biết con mình có sức học khá, nhưng không đủ tiền cho con đi học thêm. Ngay cả cái bàn học, chị cũng còn chưa có đủ tiền để mua cho con.

"Thằng Tốt mỗi lần học phải để tập vở dưới đất. Nó kêu tôi mua bàn học cho nó, nhưng tiền ở nhà không mấy dư dả, đến bây giờ tôi cũng chưa mua được", chị Dung ngậm ngùi.

"Học giỏi để lớn lên làm người tử tế"

Chồng mắc bệnh nặng, mọi công việc gia đình kể cả vấn đề tài chính đều đổ lên vai chị Lý Thị Hồng Nhung (33 tuổi), mẹ của cậu bé Tiêu Lý Đình Khang (13 tuổi). Năm nay, Khang lên lớp 8 ở trường THCS Gò Xoài (huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nhung nhiều lần bật khóc vì số tiền nợ lên đến 40 triệu đồng mà chưa thể trả. Mức lương từ công việc nhân viên bán hàng tại một siêu thị điện máy của chị không đủ để xoay sở trả hết số nợ lớn.

Điều may mắn lớn nhất của chị Nhung là suốt nhiều năm qua, Khang luôn đạt học lực khá, tốt tại trường. Cậu hiểu được hoàn cảnh của gia đình và nỗi vất vả của mẹ. Là con trai, Khang ít khi tâm sự với mẹ, cũng ít khi bày tỏ cảm xúc. Bù lại, cậu học sinh 13 tuổi này dùng chính kết quả học tập để chứng tỏ sự hiếu thảo và ý chí.

Khó khăn, nhưng không bao giờ từ bỏ việc học - Ảnh 2.

Tiêu Lý Đình Khang (13 tuổi) dùng chính kết quả học tập của mình để chứng tỏ sự hiếu thảo và ý chí - Ảnh: BÌNH MINH

"Con muốn học giỏi để lớn lên làm người tử tế, con ước mơ trở thành công an và làm nhiều việc tốt", Khang chia sẻ. Ngoài giờ đi học, em còn ở nhà phụ mẹ chăm sóc cho các em và trông nom nhà cửa.

Điều khiến chúng tôi bất ngờ trong cuộc trò chuyện là suốt ba năm nay, biết con thích đánh đàn, chị nỗ lực tìm các công việc làm thêm chỉ để có tiền cho con đi học đàn. Bên cạnh việc học tại trường, chị khuyến khích con học thêm một nghề để có thể hỗ trợ gia đình khi trưởng thành.

Khang có đam mê đặc biệt dành cho âm nhạc. Kể với chúng tôi về sở thích của mình, Khang nói em yêu cái cảm giác được lướt tay trên những phím đàn organ. Khi rảnh rỗi, Khang lại mày mò luyện tập đánh các bản nhạc.

Dù con đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, chị Nhung cho biết mình chưa bao giờ nghĩ đến việc cho con nghỉ học. Chị hiểu rằng việc học chính là con đường tốt nhất để đưa Khang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

100 suất học bổng

Từ ngày 10-6 đến 30-8, Tuổi Trẻ Online sẽ giới thiệu 100 gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Mỗi tấm gương hiếu học sẽ nhận một suất học bổng trị giá 3 triệu đồng.

Chương trình do Công ty FrieslandCampina Việt Nam phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Theo ông Trần Quốc Huân - phó tổng giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam, quỹ khuyến học Đèn đom đóm ra đời từ năm 2002 với sứ mệnh thắp lên ước mơ đến trường cho hàng ngàn trẻ em Việt Nam.

Đến nay, chương trình đã trao tặng 25.500 suất học bổng và xây mới, sửa chữa 21 trường học từ Nam ra Bắc. Quỹ Đèn đom đóm muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, đem đến động lực học tập và niềm tin vào cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

TTO - Hai đứa trẻ với hai câu chuyện khác nhau, nhưng điểm chung của chúng là cuộc sống thiếu vắng đi tình thương của người mẹ và sự khao khát được bám lấy con chữ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: đèn đom đóm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

"Mình muốn được làm những điều có ích cho mọi người mà trở thành bác sĩ sẽ mang lại niềm tin, hy vọng và có khi là cả sự sống cho người khác", Quỳnh Anh chia sẻ khi còn ở tuổi học trò.

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar