24/09/2019 07:27 GMT+7

Khiến trẻ chơi game thấy thoải mái hơn ngoài đời, lỗi của ai?

HOÀNG HƯƠNG thực hiện
HOÀNG HƯƠNG thực hiện

TTO - Sau bài viết "Hết hè phát hiện con nghiện game" (Tuổi Trẻ 20-9), nhiều phụ huynh bày tỏ họ cũng giật mình và lúng túng không biết để con "sống chung với công nghệ" như thế nào trong thời đại hiện nay.

Khiến trẻ chơi game thấy thoải mái hơn ngoài đời, lỗi của ai? - Ảnh 1.

Phụ huynh vẫn trang bị điện thoại, máy tính cho con phục vụ việc học nhưng vẫn lo lắng vì sợ con quá phụ thuộc công nghệ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi ngoài đời các con phải nỗ lực không ngừng, học hành căng thẳng, mệt mỏi mà cha mẹ vẫn la mắng. Còn chơi game, chỉ cần một cái nhấp chuột trẻ sẽ có phần thưởng. Đó cũng là lý do trẻ chơi và nghiện game.

Ông Đặng Lê Anh

Phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Đặng Lê Anh - phó viện trưởng Viện IVS (trường nội trú dành cho học sinh cá biệt và nghiện game). Ông Đặng Lê Anh nói: Thực tế hiện nay cho thấy trẻ nghiện nhiều thứ như game, tivi, dùng điện thoại, mạng xã hội, đọc truyện tranh... Mỗi loại nghiện có tác hại riêng nhưng nghiện game là kinh khủng nhất.

Nghiện lúc nào chẳng hay

* Trẻ có những dấu hiệu nào thì bị gọi là nghiện game, thưa ông?

- Để đánh giá một đứa trẻ có bị nghiện hay không hãy xem thời gian trẻ chơi trong bao lâu. Nếu một đứa trẻ chơi game hay xem tivi, dùng mạng xã hội... từ ba tiếng trở lên/ngày có thể cháu đã nghiện.

Những dấu hiệu nghiện game thường thấy là người nghiện luôn luôn chỉ suy nghĩ về nó. Nó thôi thúc, ám ảnh người đó khiến họ tìm mọi cách để được chơi. Đặc điểm nữa của những người bị nghiện là các em luôn có cách phân trần, trấn an phụ huynh rằng: con hiểu hết mà, con biết chơi nhiều sẽ không tốt nhưng con đâu có chơi nhiều, con có chơi cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện học hành...

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy ngay trẻ có những dấu hiệu không bình thường: tránh tiếp xúc, nói chuyện với người thân, tránh để không phải tham gia những hoạt động chung của gia đình, của tập thể để có thời gian chơi nhiều hơn.

* Từ thực tế làm việc ở trường nội trú cai nghiện game cho học sinh, ông thấy những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến trẻ nghiện game?

- Có nhiều nguyên nhân. Đó là từ khi trẻ còn rất nhỏ nhiều phụ huynh đã quẳng cho con cái điện thoại hoặc iPad để mình rảnh rang làm việc, giải trí. Cha mẹ suy nghĩ bé còn nhỏ, chơi tí có sao đâu. Dần dần mức độ và thời gian cứ ngày càng tăng lên, trẻ nghiện lúc nào không hay.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc con cái; phụ huynh không đánh giá đúng sự nguy hiểm của game; do những xung đột trong gia đình như cha mẹ ly thân, ly hôn, trẻ sống chủ yếu với người giúp việc...; do trẻ chơi thân với nhóm bạn có sở thích chơi game.

Còn một nguyên nhân nữa chính là áp lực học tập, áp lực con phải trở thành mẫu người như cha mẹ mong muốn khiến nhiều học sinh lao vào game như một sự chạy trốn hoặc trả thù cha mẹ.

Có bé đi thi đạt 7-8 điểm vẫn bị cha mẹ mắng là không bằng bạn này, bạn kia. Trong khi ngoài đời các con phải nỗ lực không ngừng, học hành căng thẳng, mệt mỏi mà cha mẹ vẫn la mắng, còn khi chơi game, chỉ cần một cái nhấp chuột trẻ sẽ có phần thưởng. Mỗi lần được nâng level trẻ có cảm giác khoan khoái và thỏa mãn, hài lòng dù đó là sự hài lòng giả tạo.

Khiến trẻ chơi game thấy thoải mái hơn ngoài đời, lỗi của ai? - Ảnh 4.

Ông Đặng Lê Anh - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Gần gũi và đồng hành cùng con

* Nếu như trẻ đã quá lệ thuộc vào điện thoại, việc cai nghiện sẽ diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Đừng nghĩ rằng cứ nghiện và cai nghiện là dễ dàng. Có thể nói quá trình nghiện game của trẻ sẽ trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên là thích (thích game và chơi game). Việc thích ấy không được phụ huynh giáo dục, kiểm soát dần sẽ chuyển sang giai đoạn mê (toàn bộ cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng của trẻ đều tập trung vào game).

Các em sẽ tăng cường thời gian, đầu tư công sức vào việc chơi game và hoàn toàn đánh mất mình trong đó. Ở giai đoạn mê này, phụ huynh hoàn toàn có thể can thiệp được với sự trợ giúp của giáo viên, chuyên gia tâm lý.

Thế nhưng, đến giai đoạn nghiện với những dấu hiệu như tôi đã nói ở trên thì hầu hết đều phải cho các em vào trường cai nghiện game. Bên cạnh đó, cũng có những phụ huynh tự nguyện xin nghỉ việc để sát cánh cùng con trong mọi hoạt động giúp con cai nghiện và đã thành công. Tuy nhiên, việc cai nghiện thường chỉ thành công đối với những học sinh mới nghiện vài năm mà thôi. Còn trẻ đã nghiện 9-10 năm thì rất khó khăn.

Đừng tưởng trẻ nghiện game đều là con em những gia đình giàu có. Thực tế, nhiều em nghiện game là con em gia đình lao động, thu nhập thấp vì các em có thể chơi ở tiệm Internet.

* Nhưng thưa ông, nhiều phụ huynh cho biết họ rất lo lắng khi con sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhưng vẫn trang bị cho con vì mục đích học tập. Vậy làm thế nào để trẻ có sử dụng smart-phone, iPad, máy tính... mà không bị nghiện game, nghiện mạng xã hội?

- Tôi vẫn nhấn mạnh là phụ huynh phải luôn gần gũi và đồng hành với mọi hoạt động của con em mình.

Trước hết, các bậc cha mẹ cần huớng dẫn con lập kế hoạch thời gian trong ngày với những việc cụ thể. Trong đó, trẻ từ 5-8 tuổi: chơi game không quá 15 phút/ngày, xem phim hoạt hình cũng không được quá 15 phút/ngày.

Trẻ từ 8-13 tuổi: chơi game không quá 30 phút/ngày. Trẻ trên 13 tuổi: chơi game không quá 45 phút/ngày. Và một tuần chỉ chơi từ 1 - 2 lần.

Thứ hai, trước khi giao điện thoại cho con với mục đích chủ yếu là để con học tập và liên lạc với cha mẹ thì phụ huynh cần yêu cầu trẻ phải làm bản cam kết với những điều khoản cụ thể như: không được xem những trang web đen; chỉ được chơi game trong thời gian quy định... Vi phạm cam kết sẽ bị phạt, bản cam kết cũng phải đưa ra những hình phạt cụ thể.

Thêm nữa, khi con đã hết giờ chơi thì phụ huynh phải cương quyết lấy lại điện thoại hoặc tắt tivi, mặc kệ cho trẻ gào khóc, giãy giụa... Đừng thấy trẻ lăn lộn rồi động lòng chiều con. Như vậy sẽ không thể dạy con được.

Phụ huynh hoang mang

dp_treem_dienthoai (3) 3(read-only)

Phụ huynh cần đồng hành và gần gũi với những hoạt động của con để con không quá phụ thuộc vào điện thoại - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tôi biết nghiện game là nguy hiểm, biết rằng không nên cho con chơi game. Nhưng con tôi về nhà kể rằng trong lớp của con, các bạn đều được chơi game. Cứ sau khi học bài xong là chơi game thoải mái, các bạn còn hẹn nhau để lên mạng chơi cùng nữa. Con than thở hoài nên tôi khuyên bà xã cho con chơi để con được giải trí như các bạn. Ban đầu mỗi ngày 30 phút, rồi tăng lên 40, 50 phút, bây giờ cháu chơi đến 1h-2h sáng mới đi ngủ.

Anh H.V.T. (Phụ huynh ở Q.4, TP.HCM)

Con tôi đã cãi cha mẹ rằng con không nghiện game, mỗi ngày con chỉ chơi game 45 phút, còn phần lớn thời gian con chỉ xem mấy clip người ta chơi game mà thôi. Nhưng đâu chỉ xem, ban đêm con chat với đám bạn về game đó một cách say sưa đến 2h sáng mới chịu đi ngủ. Vậy nên sáng ra uể oải. Cháu toàn kiếm cớ để không phải đi học.

Chị N.T.T.N. (Phụ huynh ở Q.Tân Bình, TP.HCM)

Đầu hè, trẻ nghiện game vào viện tăng

TTO - Sáng 10-6, riêng bác sĩ Dương Minh Tâm, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, đã khám cho 3 trẻ nghiện game, chưa tính các bác sĩ khác tiếp nhận bệnh nhân cùng ngày.

HOÀNG HƯƠNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar