01/05/2023 14:18 GMT+7

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’

Ngồi bệt dưới đường suốt 2 giờ chăm chú xem các trích đoạn tuồng cổ, Bảo Minh, 7 tuổi, cười híp mắt: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi'.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 1.

Bảo Minh hớn hở khoe đã xem 1.000 buổi diễn tuồng ngoài phố rồi - Ảnh: T.ĐIỂU

1.000 lần là cách nói quá của đám trẻ dễ thương. Đối với đám con nít "sương sương" ấy, con số cụ thể không mang ý nghĩa chính xác mà chỉ hàm ý nhiều, nhiều, nhiều trong khoảng trời còn be bé của các em.

Chắc chắn rằng Bảo Minh không xem tới con số 1.000 lần những buổi diễn tuồng cổ của các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Việt Nam ở ngã tư Mã Mây - Lương Ngọc Quyến, trước đền Hương Tượng (khu phố cổ Hà Nội). Nhưng con số cũng không hề nhỏ.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 2.

Bảo Minh cùng em trai ngồi xem tuồng vào tối 30-4, trước đền Hương Tượng - Ảnh: T.ĐIỂU

Tây - ta ngồi "bệt" xem tuồng cổ trên phố

Ngồi xem tuồng vào tối 30-4 trước đền Hương Tượng, chú bé lém lỉnh, hồn nhiên kể bé đã ngồi xem tuồng ngoài đường thế này từ lúc mới 5 tuổi. Nhà bé ở phố Lê Phụng Hiểu, cách "chiếu tuồng" một quãng đường hơi xa với bước chân con trẻ, nhưng cuối tuần nào mẹ cũng cho bé về bà ngoại trên phố Mã Mây ngủ.

Vậy là tối thứ sáu và chủ nhật nào Bảo Minh cũng háo hức chạy ra xem tuồng, khi một mình, khi cùng em trai Bảo Khánh.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 3.

Một gia đình khách nước ngoài xem tuồng trên phố cổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tối chủ nhật 30-4, Bảo Minh xem cùng em trai. Được một lúc thì em trai theo mẹ về trước, còn Bảo Minh vẫn ngồi xem chăm chú tới cuối buổi, mắt long lanh, háo hức, thỉnh thoảng lại quay sang người bên cạnh chuyện trò. Bảo Minh luôn chọn "hàng ghế" đầu, gần diễn viên nhất.

Bé xem chăm chú tất cả trích đoạn, hết cuối tuần này tới cuối tuần khác, từ trích đoạn tuồng cổ Bách đao Diệm Thiên, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Châu Sáng qua sông, Trịnh Ân ra pháp trường…

"Con cũng thích xem tivi, nhưng con thích ra đây xem hơn", Bảo Minh nhanh nhảu nói khi được hỏi "Ở nhà xem hoạt hình trên tivi thích hơn chứ?".

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 4.

Khoảnh khắc thích thú với tuồng của các em nhỏ vào tối 30-4 - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngồi cạnh Bảo Minh là nhiều em bé khác đến rồi đi, trong đó có những em bé từ phương xa là khách du lịch đi cùng bố mẹ, có cả những em bé nước ngoài, những em bé từ quê ra thăm người thân ở phố dịp nghỉ lễ.

Trong số khán giả còn có Hải Anh, 11 tuổi - một em bé bán nước giải khát rong trên phố, sống ở "bãi" Phúc Tân bên ngoài đê sông Hồng cùng với mẹ.

Hải Anh cũng là "khách quen" của sân khấu tuồng ngoài phố này, giống như bà Linh cùng ở Phúc Tân. Mấy năm qua, tuần nào bà Linh cũng xem đủ hai buổi diễn tuồng ở đây vào tối thứ sáu và chủ nhật. 

Sân khấu tuồng này là một trong nhiều sân khấu biểu diễn nghệ thuật từ truyền thống đến đương đại ở khu vực Hồ Gươm và khu phố cổ do Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức vào các buổi tối cuối tuần.

Nhiều khách quen, nhưng chiếm phần đông hơn trong các buổi diễn tuồng này là những khách du lịch.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 5.

Một bé gái say sưa ngồi bệt trên đường phố xem tuồng - Ảnh: T.ĐIỂU

Người ta được thấy những hình ảnh xúc động như những em bé ngồi lòng mẹ hay trên vai cha chăm chú xem diễn tuồng, những "ông tây" vừa cầm chai bia uống vừa đứng xem ở vòng ngoài, những "bà tây" cũng "nhập gia tùy tục" ngồi bệt xuống đường xem tuồng như những người bản xứ.

Rõ ràng sự hấp dẫn của các buổi diễn tuồng ngoài phố như thế này không phải chỉ ở việc miễn phí mà còn bởi cái không khí thưởng thức nghệ thuật đặc biệt, thú vị mà nó tạo ra, so với việc ngồi xem trong nhà hát.

Tính cộng đồng, sự gần gũi và thoải mái giữa khán giả với nhau và giữa khán giả với nghệ sĩ đã hút những đứa trẻ thời công nghệ, những ông tây bà đầm cũng thích xem tuồng.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 6.

Khách tây cũng ngồi bệt xuống đường xem tuồng - Ảnh: T.ĐIỂU

Chạy xe ôm, làm DJ để bám sân khấu tuồng

Ở đây, khán giả không chỉ được xem diễn viên lộng lẫy trên sân khấu mà còn được nhìn những nghệ sĩ ngồi trang điểm, khoác xiêm y giữa đường.

Và nếu tạo đủ sự thân tình, tin cậy, khán giả còn có thể được nghe những tâm sự cảm động về tình yêu nghề, những vất vả, hy sinh đến khó tin của những nghệ sĩ đang nỗ lực thật nhiều để gìn giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 7.

Khoảnh khắc hóa thân xuất thần của diễn viên Thanh Phương khi vào vai Hồ Nguyệt Cô - Ảnh: T.ĐIỂU

Khán giả sẽ cảm động hơn nhiều với những cảnh rút ruột nhả tơ của nữ nghệ sĩ Thanh Phương khi hóa thân vào Hồ Nguyệt Cô khi biết rằng để có những cảnh diễn xuất thần ấy, không chỉ là những khổ luyện trên sân khấu bao năm, mà còn là những đêm cô đi làm DJ (mix nhạc) ở bar để nuôi nghề. Trước đó, cô "làm bất cứ gì có thể để nuôi sống mình".

Đồng nghiệp của cô có người đã bỏ, nhưng cũng nhiều người vẫn chạy xe ôm, bán hàng online, bán thức ăn cho mèo… để đi cùng nghề cho tới khi nào còn có thể.

Khi tuồng cổ ra phố: ‘Con đã xem 1.000 lần rồi’ - Ảnh 8.

Những diễn viên tuồng trẻ hóa trang ngay trên hè phố, dù vất vả bám nghề vẫn không từ bỏ niềm hạnh phúc được diễn - Ảnh: T.ĐIỂU

May thay, những sân khấu tuồng giữa đời được khán giả yêu thích này cho người yêu văn hóa, những nghệ sĩ thầm lặng gìn giữ vốn liếng cha ông trong đơn độc và đôi khi tuyệt vọng được chút an ủi.

Đến lượt mình, chính những diễn viên kịch hát dân tộc chịu bao vất vả giữ nghề này cũng trở thành một sự an ủi rất lớn cho xã hội, giữa bao nhiêu ồn ào của thế giới giải trí hào nhoáng nhiều phù phiếm.

Nghệ sĩ Kim Cương đưa 100 trẻ em thiệt thòi trong đại dịch COVID-19 đi xem xiếc

TTO - Sáng 28-8, nghệ sĩ Kim Cương đã đưa khoảng 100 trẻ em mồ côi cha mẹ trong đại dịch COVID-19 đi xem chương trình xiếc Bí ẩn nơi đảo hoang.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar