06/07/2013 12:15 GMT+7

Khi Trung đoàn CS cơ động PK20 áp tải bài thi...

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TT - Lực lượng tham gia áp tải bài thi cho các trường ĐH tại Hà Nội hàng chục năm nay chính là Trung đoàn cảnh sát cơ động PK20 - Công an thành phố Hà Nội.

Phóng to
Các cán bộ, chiến sĩ PK20 tham gia vận chuyển đề thi và bài thi - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cứ đến mùa thi ĐH, CĐ, những sĩ quan và chiến sĩ nhiều kinh nghiệm của PK20 lại được cắt cử tham gia vận chuyển và bảo vệ an toàn cho bài thi, đề thi.

Lên đường lúc nửa đêm

2g30 sáng 4-7-2013, từ Trường ĐH Điện lực (đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy), hai ôtô lên đường nhận đề thi toán và vật lý từ một điểm sao in. Đây là điểm in sao đề lớn, phân phối đề cho một loạt trường ở cửa ngõ phía tây thành phố. Tính bảo mật của đề thi được giữ gìn ngay trong cách gọi tên điểm in sao. Cứ nghĩ đó là một điểm bí mật trong trường đại học X, nhưng kỳ thực điểm giao, nhận đề thi trong đêm là... một khách sạn. Áp tải đề thi, bài thi cho hai xe này là đại úy Trần Khắc Hiếu và thiếu úy Lâm Văn Cường - hai sĩ quan của đại đội 2 Trung đoàn PK20.

Sau khi bàn giao đề thi toán, trong xe còn nguyên thùng đề thi môn lý của buổi chiều. Hai ôtô lập tức bị khóa trái. Lái xe được mời ra khỏi xe và bàn giao chìa khóa cho một cán bộ tuyển sinh. Còn nhiệm vụ bảo vệ xe an toàn ngay trong trường thi hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của PK20.

9g45, thời gian làm bài môn toán còn 30 phút. Hai chiếc xe biển xanh của Trường ĐH Điện lực chuyển bánh. Một chiếc ôtô 12 chỗ đi nhận bài tại bốn điểm thi. Cùng áp tải với thiếu úy Lâm Văn Cường là ba cán bộ của Trường ĐH Điện lực: một cán bộ phòng khảo thí và kiểm định chất lượng, một cán bộ phòng tổ chức và một cán bộ phòng đào tạo. Thiếu úy Cường ngồi ở ghế trên, bên cạnh tài xế, với đầy đủ công cụ hỗ trợ cần thiết cho hành trình áp tải.

Chưa đến 10g nhưng đường vào điểm thi 03 (Trường tiểu học Xuân Đỉnh) đã nêm cứng phụ huynh đứng ngồi, sốt ruột ngóng vào phòng thi. Xe phải chuyển bánh rất chậm dù lực lượng công an của điểm thi đang hối hả điều tiết. “Đấy là lý do phải đến điểm thi đầu tiên 15-20 phút trước khi kết thúc giờ làm bài. Trễ một chút thôi, đường vào trường có thể tắc nghẽn” - thiếu úy Cường cho biết. Trong hơn một giờ đồng hồ chờ điểm thi hoàn thành việc thu bài, viên thiếu úy trẻ vẫn lặng lẽ đứng ở đầu ôtô để cảnh giới. “Hàng nghìn tỉ đồng trong chiếc xe chở đề thi và bài thi này. Một sơ suất nhỏ có thể biến thành hậu quả khôn lường. Nếu sai sẽ không sửa được, bắt buộc phải tập trung tối đa trong mọi tình huống” - thiếu úy Cường nghiêm cẩn nói.

Hòm bài thi được niêm phong chặt chẽ, ngay khóa của từng hòm cũng được gói ghém cẩn thận vào phong bì cứng và dán dấu niêm phong. Không ai được vào xe một mình, kể cả cán bộ tham gia áp tải bài thi. Phía bên ngoài, bất cứ ai không thuộc đoàn áp tải tiến lại gần vị trí xe đều lọt vào “tầm ngắm” của thiếu úy Cường. Sau hơn hai giờ, hơn 3.000 bài thi ở ba điểm thi 03, 05, 06 lần lượt được giao nhận an toàn. Xe sẽ trở về điểm thi 01 (tại Trường ĐH Điện lực), thu nhận nốt gần 1.000 bài thi nữa.

Hành trình về đích đầy thuận lợi khi thời gian đã trôi đến quá trưa, đường sá cực kỳ thông thoáng. Nhưng lái xe vẫn được nhắc nhở: sắp về đến đích, xe phải bảo đảm an toàn, vào đoạn cua cho “ngọt”. Thiếu úy Cường nói:“Giấy niêm phong rất mỏng, dễ rách, thậm chí khi niêm phong, nếu dán nhiều hồ quá cũng dễ bung, dễ nát. Nếu hòm bài thi bị xô lệch trong lúc vận chuyển, nỗi sợ lớn nhất là giấy niêm phong thùng bài bị rách. Lúc giao nhận bài tại điểm thi, niêm phong chặt chẽ, chẳng may lúc về hội đồng dấu niêm phong không còn nguyên vẹn thì to chuyện!”.

12g30, xe đã về điểm thi 01 - Trường ĐH Điện lực. Bốn thùng bài thi được bàn giao cho hội đồng, chuyển vào kho chứa bài thi được bảo mật nhiều lớp. Từ đây mỗi thùng bài thi sẽ được khóa bằng hai khóa: bộ phận thanh tra - pháp chế giữ một chìa khóa, chìa còn lại giao cho thư ký tuyển sinh, bảo đảm không một ai tự tiện mở được thùng bài khi...

Phóng to
Thiếu úy Lâm Văn Cường bảo vệ các thùng bài thi, trước khi vận chuyển về nơi quy định - Ảnh: Nguyễn Khánh
Phóng to
Đại úy Trần Khắc Hiếu tham gia áp tải bài thi tại một hội đồng thi của Trường ĐH Điện lực - Ảnh: Nguyễn Khánh

Không được “xuống đường”

Trọn gói hành trình của một xe vận chuyển bài thi, đề thi trong thành phố là nửa đêm đi nhận đề, mang về hội đồng thi rồi phân phối cho các điểm thi. Quay về hội đồng, chờ đến khi thí sinh gần hết giờ làm bài, xe sẽ trở lại các điểm thi, giao đề môn thi buổi chiều, đồng thời nhận bài của thí sinh làm ở buổi thi sáng.

Nỗi ám ảnh thường trực nhất của những người tham gia áp tải bài thi những năm đầu “ba chung” trong nội đô Hà Nội chính là cảnh tắc đường. Chưa có cụm thi để phân tán thí sinh, ai thi ĐH phía Bắc cũng phải dập dìu về thủ đô ứng thí. Hầu như tất cả các trường tiểu học, THCS đều trở thành điểm thi ĐH. Thí sinh đi thi, rồi người nhà hộ tống, đường sá lúc nào cũng đông nghẹt nên dù thời gian chuyển bài thi thường vào buổi trưa và chiều nhưng tổng đài trung tâm, trực chỉ huy thường xuyên nhận tin báo chỗ này tắc đường, chỗ kia ùn ứ. Song dù cảnh tắc đường vô lý bởi một vài xe sai làn, chỉ cần có sự tham gia điều tiết tức thời là ổn, hoàn toàn trong khả năng của cảnh sát, nhưng người áp tải bài thi vẫn tuyệt đối không được rời vị trí để “xuống đường”.

Trong muôn vàn “kịch bản” khi áp tải bài thi, nhiều tình huống giả định đưa ra hoàn toàn thuộc khả năng giải quyết của cảnh sát, nhưng các chiến sĩ PK20 chỉ được phép ngồi yên trên xe, bảo vệ chặt bài thi. “Trong phương án bảo vệ bài thi có cả tình huống phổ biến và tình huống cá biệt, hãn hữu. Thứ nhất là tắc đường, hỏng xe. Thứ hai là xe gặp tai nạn giao thông. Thứ ba là xuất hiện trường hợp tấn công tổ áp tải với mục đích cướp đề thi, bài thi. Thứ tư là đối phó với tình huống nhiều thí sinh tụ tập ngay trước cổng trường có ý định gây cản trở, cướp bài thi vì làm bài không tốt... Ở bất cứ tình huống nào chiến sĩ cũng không được rời vị trí mà phải báo cáo nhanh về chỉ huy để có phương án phối hợp, hỗ trợ hiệu quả” - trung tá Nguyễn Văn Giang, đại đội trưởng đại đội đặc nhiệm trung đoàn cảnh sát cơ động - người từng chỉ huy những đợt áp tải bài thi đường dài, cho hay.

Do tính chất đặc biệt của nhiệm vụ nên PK20 luôn chuẩn bị rất kỹ. Chẳng hạn vào trưa 3-7, trước ngày thi một ngày, đại đội trưởng các đại đội của PK20 mới thông báo cho các chiến sĩ chuẩn bị tư trang, buổi chiều tập trung nghe phổ biến nhiệm vụ để buổi tối lên đường đến các hội đồng thi. “Chỉ bốn người trong ban chỉ huy biết trước kế hoạch, còn tất cả cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chỉ được biết nhiệm vụ của mình trước khi xuất phát chừng vài giờ đồng hồ. Chỉ huy bí mật đến phút chót với chiến sĩ và chiến sĩ khi nhận lệnh mặc nhiên sẽ giữ bí mật nhiệm vụ ngay với người thân trong gia đình” - trung tá Hạnh cho biết.

Theo nguyên tắc của Trung đoàn PK20, người được chọn tham gia áp tải bài thi phải là hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp, “có khả năng tác chiến độc lập”, tự xử lý nhanh được tình huống tại chỗ một mình. Và mỗi đợt thi sẽ có 120 sĩ quan, hạ sĩ quan PK20 được điều động vào nhiệm vụ đặc biệt này.

Kỳ tới: Những chuyện khó quên của ông thứ trưởng

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4:

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar