15/01/2017 19:13 GMT+7

Khi thành phố lên đèn: Rực rỡ nhưng nên hài hòa

Q.THI ghi
Q.THI ghi

TTO - Lo lắng về an toàn và băn khoăn về trùng lắp trong cách trang trí, giăng mắc đèn đường như mái vòm, lạm dụng ánh sáng… là ý kiến chung của nhiều chuyên gia khi nhìn về cách trang trí đèn đường hiện nay...

Sài Gòn những ngày rực rỡ đèn hoa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TS TRẦN VĂN THÀNH (chuyên gia về thiết kế ánh sáng, ASA Studios, TP.HCM):

Lưu ý về an toàn trong thi công và vận hành

Những năm gần đây, năm nào thành phố cũng thực hiện chiếu sáng trang trí đường phố vào các dịp lễ hội. Tôi nghĩ rằng nó đem lại hiệu quả tích cực và chứng tỏ các nhà quản lý có quan tâm tới vai trò của chiếu sáng trong chất lượng cuộc sống về đêm ở đô thị.

Tuy nhiên, việc trang trí này qua thời gian đã bắt đầu cho thấy có sự lặp lại, hình thức đơn điệu, chủ đề kém phong phú. Ta có thể học tập kinh nghiệm của nhiều đô thị lớn khác, có nhiều cách để làm chứ không chỉ chăng đèn thành các cổng chào.

Trang trí bằng ánh sáng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thay vì tổ chức theo tuyến đường thì có thể tạo thành cụm, gắn liền với bối cảnh đô thị xung quanh.

Không phải chuyện gắn đèn lên cây hay lên tòa nhà, mà tạo điểm nhấn có tính toán về cảnh quan đô thị, lợi dụng những bề mặt, thảm cỏ, mặt nước để chiếu sáng, tạo sự phong phú về thủ pháp, có chiếu gián tiếp, trực tiếp, mang tính xếp đặt nhiều hơn.

Việc thiết kế cũng nên mở rộng cho nhiều đối tượng tham gia, các nhà thiết kế, nghệ sĩ, trong đó có các bạn trẻ để có nhiều ý tưởng sáng tạo, mới.

Một vấn đề quan trọng nữa là lưu ý về an toàn trong công tác thi công và vận hành. Tôi đi qua các "cổng chào" ánh sáng lúc nào cũng "hồi hộp".

Phần trang trí trên đường hoa Nguyễn Huệ, Q.1 bị nhiều người dân chê về tính thẩm mỹ bởi đây là tuyến đường tâm điểm của Sài Gòn - Ảnh: HỮU THUẬN

Họa sĩ Siu Quý (Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM):

Công chúng chưa quen các mẫu cách điệu

Khi duyệt phác thảo, các thành viên hội đồng nghệ thuật sẽ duyệt mẫu thiết kế dựa trên bản vẽ 3D. Nhưng từ bản vẽ thiết kế ra đến thực tế thi công trên đường lại có sự khác nhau, cái này còn do kỹ thuật thi công, vật tư, ánh sáng… thành ra có những kết quả không mong muốn.

Tôi thấy những mẫu thiết kế năm nay có sự thay đổi, mới mẻ, trẻ trung… Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì những mẫu vẽ thực thì công chúng quen nhìn, còn những mẫu cách điệu thì công chúng chưa quen.

Ví dụ thiết kế trên đường Phạm Ngọc Thạch, những vệt màu là cách điệu của những sóng âm thanh, thể hiện nhịp điệu trẻ trung của thành phố. Nhưng vì những mảng màu cách điệu sóng âm thanh đó màu sắc lòe loẹt và sáng quá, thành ra hiệu ứng không tốt.

Hay thiết kế trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có hình ảnh hình vuông là bánh chưng, hình tròn là bánh dày. Nhưng mọi người cũng chưa quen lắm, bản thân tôi mỗi lần đi qua đường này thấy những khung sắt thiết kế trên đầu cũng có cảm giác… không an toàn.

Với những góp ý của công chúng thì chúng tôi hoàn toàn tiếp thu, và cũng phản ánh lại với UBND TP. Thực ra những công trình vẫn đang giai đoạn thi công, chưa nghiệm thu nên chúng tôi sẽ góp ý, chắc chắn là sẽ có sửa chữa tiếp theo.

Không phải ai cũng thích thú với phần trang trí tại vòng xoay trước mặt chợ Bến Thành, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN

KTS Khương Văn Mười:

Người dân không đồng ý thì phải sửa lại

Sự góp ý của công chúng là tốt, thể hiện trách nhiệm của người dân thành phố. Bản thân mọi ý kiến khen chê thì hội đồng nghệ thuật chúng tôi và UBND TP đều tiếp thu. Mình làm để phục vụ cho nhân dân thành phố, nhưng người dân không đồng ý thì phải sửa lại.

Bản thân hội đồng nghệ thuật chúng tôi chỉ duyệt trên bản vẽ thiết kế, nhưng khi ra thực tế thi công thì khác nên đã gây ra những hiệu ứng công chúng không hay lắm. Tuy nhiên, các công trình này vẫn đang ở giai đoạn thi công chưa hoàn thành, hội đồng sẽ đi duyệt lại một lần nữa để đưa ra những đề nghị sửa chữa.

Tôi thấy thiết kế năm nay đang đổi mới, vì cứ như cái cũ mọi năm thì nhàm chán lắm. Tuy nhiên, những đổi mới đó người dân chưa quen. Tôi nghĩ vào những năm tới, trước khi làm, UBND TP.HCM nên dựng một mẫu phác thảo, coi như thí nghiệm thực tế trước, nếu được thì mình mới nhân rộng ra.

Trong chuyên môn cũng cần có sự điều chỉnh, đội ngũ tư vấn và ban quản lý dự án cần tăng cường các họa sĩ tạo hình, các nhà chuyên môn về mỹ thuật để tăng cường vai trò mỹ thuật hơn nữa.

Xem thêm một số ảnh đèn hoa trên đường TP.HCM: 

Trang trí trên đường Trường Sa, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN
Đèn trang trí trên tuyến đường Lê Duẩn, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN
Đường Đồng Khởi được trang trí hoa mai vàng - Ảnh: HỮU THUẬN
Đường Phạm Ngọc Thạch với cách trang trí đầy màu sắc - Ảnh: HỮU THUẬN
Những mô hình đèn trang trí trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Ảnh: HỮU THUẬN
Đèn hoa ở chợ Bến Thành - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần trang trí trên đường Nguyễn Văn Trỗi - Ảnh: HỮU THUẬN
Q.THI ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar