17/12/2018 17:28 GMT+7

Khi tát một đứa trẻ, bạn gieo rắc điều gì?

DIỆU NGUYỄN ghi
DIỆU NGUYỄN ghi

TTO - Sau hàng loạt như câu chuyện về "cái tát", về bạo lực và thể hiện sự bất lực trong giáo dục, nhiều chuyên gia cảnh báo đánh tát trẻ, trẻ sẽ ám ảnh suốt đời.

Khi tát một đứa trẻ, bạn gieo rắc điều gì? - Ảnh 1.

Lời nói sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và điều chỉnh hành vi tích cực hơn là đánh - Ảnh minh họa: Quang Định

Thạc sĩ tâm lý giáo dục Hoàng Duẩn: Con cái là bản sao của bố mẹ

Khi tôi thực hiện chuỗi các chương trình sân khấu tại các trường học về nạn học đường, chúng tôi nhận thấy những đứa trẻ hay đánh bạn là những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh ở nhà.

Theo quan điểm của tôi, truyền thống dạy dỗ phải đòn roi không còn phù hợp với bây giờ. Thực tế đã trả lời tại sao. Rất nhiều trường hợp chấn thương tâm lý và cả thân thể, để lại những hậu quả đáng tiếc cho đứa trẻ bị đánh, như mù mắt, chấn thương vùng đầu hoặc có trẻ đã chết do mẹ dùng đũa đánh con…

Khi đánh một lần, chúng ta dễ dàng lặp lại hành động đó nhiều lần. Con trẻ cũng sẽ dùng phương pháp này cho thế hệ sau. Tính "di truyền" như vậy không tốt.

Hơn nữa, nói là phương pháp giáo dục cho trẻ nhớ lâu hơn, khó tái phạm hơn và mang tính giáo dục, nhân văn cao hơn. Để kiềm chế được tính nóng nảy, đầu tiên người lờn cần bỏ các thứ có thể là "hung khí" như roi, cây… khỏi tầm tay.

Khoảng thời gian tìm kiếm hoặc bỏ đi đâu đó lúc nóng giận sẽ "hạ nhiệt" nhanh chóng trong vài giây. Khi bình tĩnh, chúng ta nói chuyện hiệu quả hơn, nguôi giận nhanh hơn, sự thân thiết và tình cảm gia đình cũng dễ hàn gắn hơn. Lâu dần, trẻ cũng sẽ nhận ra cái sai của mình, tự nhận lỗi, không còn cãi chày cãi cối, đổ lỗi cho người khác.

Phương pháp này cũng sẽ phù hợp cho những trẻ từ lớp 2 - 3 trở lên. Với trẻ nhỏ hơn, cần có phương pháp cần cụ thể hơn. Dù trẻ chủ yếu không ăn, không ngủ, gây ra quấy khóc cũng cần có phương pháp kỷ luật sớm để có nền tảng dạy về sau.

Nếu gia đình có nhiều con, đầu tư giáo dục cho đứa lớn sẽ là tấm gương cho đứa nhỏ noi theo. Lúc này, bố mẹ sẽ dễ dàng theo dõi các con hơn.

Tôi vẫn thường đưa các bài báo nhân văn của báo Tuổi Trẻ cho con gái đọc. Chúng ta không cần kể, con tự đọc sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn và chỉ bảo các em theo cách gần gũi nhất của chúng.

Nếu vẫn chưa có nền tảng, trong gia đình ít nhất vợ hoặc chồng phải có một người tiến bộ, giúp cho những thành viên khác thay đổi tư duy dạy dỗ.

Chuyên gia tâm lý Trương Thị Bích Phượng: Bạo lực sẽ trả lại bằng bạo lực

Chúng ta được dạy từ xưa: "Thương cho roi cho vọt". Hiện nay nhiều người lớn cũng nghĩ dạy bằng cách cho roi, nhưng không phải uốn nắn, mà là cho vọt theo kiểu đe dọa, trút giận. Người lớn nghĩ đó là dạy, vô tình hành hạ thể xác và dày vò tinh thần của đứa trẻ.

Những cái tát, đòn roi đau về thịt da tức thời, nhưng tổn thương tinh thần ghê gớm. Đây được coi là bạo hành về thể xác và tinh thần.

Bản thân tôi từng chứng kiến và lên tiếng về những cái tát. Gần đây nhất tại bệnh viện, khi đưa em nhỏ khoảng 3 tuổi đi khám bệnh, mẹ đã tát liên tục vào cô chị khoảng 10 tuổi. Cô bé chỉ biết khóc và ôm má. Tôi nghĩ khóc không hẳn vì đau, mà vì uất ức trong đôi mắt ấy.

Sau đó cô em nhảy vào đá đấm chị liên tục. Người mẹ không nói gì. Hành động vỏn vẹn trong vài phút thôi, hậu quả xa xôi sau ánh nhìn uất hận ấy là gì khoan bàn tới, nhưng "nhãn tiền" là sinh ra một bạo lực mới từ người em, và người chị cam chịu, không dám phản kháng.

Sự giáo dục bằng bạo lực sẽ trả lại bằng bạo lực theo một cách nghiệt ngã nào đó.

Vẫn có nhiều quan điểm, giáo dục bằng đòn roi. Nhưng quan điểm riêng của tôi, đánh để răn đe dạy dỗ không còn hiệu quả nhiều, thậm chí khiến đứa trẻ nhút nhát hoặc bạo lực theo một cách nào đó.

Khi trẻ sai, hãy nói rõ lí do con sai. Giọng nói rõ ràng dứt khoát, nhưng không la hét hoặc cợt nhả. Sau đó hãy phạt trẻ theo nhiều cách tùy vào lỗi, vừa giúp trẻ sửa lỗi vừa mang tính xây dựng, kỷ luật.

Chẳng hạn, trẻ gây ồn ào, hãy phạt ngồi im một góc hoạc trong phòng. Trẻ đánh bạn vì lí do không tốt, hãy cho quét dọn phòng, lau nhà. Nếu trẻ vẫn không chịu làm, người lớn lấy đi những thứ trẻ thích, như không cho xem tivi, không cho ra công viên...

Hơn hết, sự kỷ luật phải được xây dựng từ chính tấm gương bố mẹ, muốn con kỷ luật nhưng bố mẹ lại bừa mứa thì không thể dạy con tử tế được.

DIỆU NGUYỄN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Liên quan vụ thiếu tá cảnh sát giao thông hy sinh khi làm nhiệm vụ, Công an tỉnh Lai Châu đang tạm giữ hình sự người lái xe máy tông thẳng vào cán bộ này.

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Huấn luyện nhảy dù là một trong những nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công, góp phần nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời cũng như xử lý tốt các tình huống tác chiến trên không và mặt đất.

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Công nhân cùng nhau đi thiện nguyện

Họ là những công nhân từ khắp nơi, gặp nhau tại TP.HCM và có cùng đam mê làm thiện nguyện. Từ nhóm nhỏ, họ dần kết lại với nhau và hình thành Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện Khu chế xuất Tân Thuận.

Công nhân cùng nhau đi thiện nguyện

Nữ bí thư xã phát biểu xúc động trong lễ sáp nhập tỉnh Đắk Lắk: Lời tâm huyết từ công tác cơ sở

Bí thư Đảng ủy xã Ea Knuếc ở Đắk Lắk có bài phát biểu xúc động trong lễ công bố thành lập tỉnh sáng 30-6, nhận nhiều lời khen từ nhân dân và cộng đồng mạng.

Nữ bí thư xã phát biểu xúc động trong lễ sáp nhập tỉnh Đắk Lắk: Lời tâm huyết từ công tác cơ sở

'Tình bạn' kỳ lạ giữa anh Tý và chú ngỗng Dona đi bộ xuyên Việt làm lay động lòng người

Hình ảnh người chủ dắt xe điện hỏng, lạch bạch theo sau là chú ngỗng đi dọc chiều dài đất nước hơn một năm nay đã làm lay động lòng người.

'Tình bạn' kỳ lạ giữa anh Tý và chú ngỗng Dona đi bộ xuyên Việt làm lay động lòng người

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Ngày 2-7, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar