01/09/2020 14:00 GMT+7

Khi phụ nữ Pakistan hẹn hò qua Tinder

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Tinder đang trở nên phổ biến tại nhiều thành phố của Pakistan như Islamabad, Lahore và Karachi. Và phụ nữ ở quốc gia Nam Á này đang phá bỏ những điều cấm kỵ trong chuyện hẹn hò.

Khi phụ nữ Pakistan hẹn hò qua Tinder - Ảnh 1.

Phụ nữ hô to các khẩu hiệu khi họ tham gia cuộc diễu hành Aurat đòi quyền lợi cho nữ giới ở thành phố Sukkur, Pakistan đầu năm 2020 - Ảnh: Reuters

Với ứng dụng hẹn hò, một phụ nữ có thể chọn "tình một đêm", "quen qua đường" hoặc một mối quan hệ lâu dài. Thật khó để phụ nữ làm điều này công khai trong văn hóa của chúng tôi. Đó là lý do các ứng dụng hẹn hò cho họ cơ hội mà họ không tìm được ở nơi khác.

Nabiha Meher Shaikh (một nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Lahore (Pakistan) giải thích)

Hẹn hò cho vui (casual dating), những cuộc gặp gỡ có thể "quen qua đường" mà không cần cam kết, thường không được tán thành ở một xã hội do nam giới kiểm soát như Pakistan. 

Tuy nhiên, những ứng dụng hẹn hò như Tinder đang thách thức các quy tắc và điều cấm kỵ, cho phép phụ nữ có quyền kiểm soát hơn với bản thân.

Tử tế là không xài Tinder?

Faiqa, 32 tuổi, sống ở Islamabad, cũng dùng các ứng dụng hẹn hò để kết nối với nam giới, giống như nhiều phụ nữ trẻ độc thân khắp thế giới. Câu chuyện của Faiqa được chia sẻ trên Đài Deutsche Welle (Đức) tháng này.

Nữ doanh nhân này đã sử dụng ứng dụng hẹn hò Tinder trong 2 năm và cô chia sẻ rằng dù trải nghiệm mang tính "giải phóng", nhiều đàn ông Pakistan vẫn còn chưa quen với việc để phụ nữ nắm quyền kiểm soát chuyện hẹn hò. Tại Pakistan, người ta thường kỳ vọng phụ nữ giữ "danh dự" của gia đình.

"Tôi đã gặp một số đàn ông trên Tinder tự miêu tả họ là "người ủng hộ nữ quyền cởi mở", nhưng họ vẫn hỏi tôi: Sao một phụ nữ tử tế và có học thức như cô lại lên ứng dụng hẹn hò?" - Faiqa kể lại.

Còn Sophia, một nhà nghiên cứu 26 tuổi đến từ Lahore, cho biết cô sử dụng Tinder để khám phá vấn đề tình dục không ràng buộc của bản thân. "Tôi không quan tâm nếu ai đó phán xét tôi. Xã hội sẽ luôn phán xét bạn, vậy tại sao lại cố gắng làm hài lòng họ?" - cô chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ sử dụng Tinder đều cởi mở như Sophia. Hầu hết tài khoản Tinder của phụ nữ Pakistan không đính kèm đầy đủ thông tin cá nhân, thường chỉ đăng các ảnh đã được cắt xén, ảnh mặt bị tóc che hay chỉ là ảnh chụp một bộ móng tay...

"Nếu chúng tôi đăng tên hoặc ảnh thật lên, hầu hết đàn ông có xu hướng "rình rập" chúng tôi. Nếu chúng tôi không phản hồi, họ sẽ lên các mạng xã hội để tìm chúng tôi và gửi những tin nhắn kỳ quặc" - cô Alishba (25 tuổi) đến từ Lahore cho biết.

Dù vậy, nhiều phụ nữ trẻ ở Pakistan sử dụng các ứng dụng như trên cũng vì cho rằng chúng giúp chuyện hẹn hò trở nên riêng tư hơn.

Thái độ đang thay đổi

Về thị trường ứng dụng hẹn hò tại Nam Á, Ấn Độ đang dẫn đầu, còn Pakistan đang chầm chậm đi theo. Một nghiên cứu của tạp chí Nghiên cứu truyền thông Indonesia (IJCS) chỉ ra hầu hết người dùng Tinder ở Pakistan đến từ các thành phố lớn gồm Islamabad, Lahore và Karachi, và thường trong độ tuổi từ 18-40.

Các ứng dụng hẹn hò khác cũng dần phổ biến. Chẳng hạn MuzMatch là một ứng dụng hẹn hò dành cho người Hồi giáo. Bumble là một ứng dụng được nhiều người ủng hộ nữ quyền ở Pakistan yêu thích mặc dù vẫn còn khá mới với thị trường hẹn hò trực tuyến.

"Trên Bumble có ít đàn ông hơn, do đó bạn sẽ thấy an toàn khi sử dụng. Còn Tinder là một ứng dụng nổi tiếng và người quen của bạn có khả năng thấy được bạn, khiến bạn cảm thấy không thoải mái" - Nimra, một sinh viên đến từ Lahore, chia sẻ.

Đài Deutsche Welle bình luận mặc dù "hẹn hò cho vui" vẫn còn không được tán thành ở một xã hội bảo thủ và do nam giới kiểm soát nặng nề, thái độ của người dân Pakistan đang thay đổi nhanh chóng tại nhiều thành phố.

Zarish, một nghệ sĩ ở Lahore, cho rằng Pakistan có nhiều "vấn đề lớn hơn" cần nhận sự chú ý cấp bách, do đó nên ngừng ám ảnh với chuyện "những người dân thường làm gì trong cuộc sống cá nhân của họ".

Hẹn hò trực tuyến với Tinder, bạn đã thử chưa?

TTO - Nhiều bạn trẻ không ngần ngại chia sẻ thông tin cá nhân và sắp xếp cuộc hẹn chỉ ngay sau năm mười phút nhắn tin. Còn bạn, bạn có muốn thoát “kiếp FA” bằng cách này không?

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar