14/05/2021 09:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khi phụ huynh làm... 'giám thị'

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh tiểu học tại Đà Nẵng chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra cuối năm với việc làm bài thi... tại nhà. Một kỳ kiểm tra đặc biệt với học sinh tiểu học Đà Nẵng bắt đầu.

Khi phụ huynh làm... giám thị - Ảnh 1.

Phụ huynh có con học các trường tiểu học tại Đà Nẵng đến nhận đề kiểm tra - Ảnh: Đ.C.

Sáng 13-5, nhiều trường tiểu học tại Đà Nẵng đã phát bài kiểm tra học kỳ 2 để phụ huynh nhận bài, học sinh sẽ làm bài tại nhà.

Cha mẹ ủng hộ, phối hợp tốt

Tại các trường tiểu học, nhà trường đã để sẵn dung dịch sát khuẩn từ ngoài cổng để phục vụ phụ huynh. Khu vực để đề kiểm tra, bàn ghế và nơi giáo viên ngồi đều đảm bảo khoảng cách. Quá trình nhận đề kiểm tra, phụ huynh và giáo viên không tiếp xúc trực tiếp với nhau...

Thầy Nguyễn Thái Phong - hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Hải Châu, Đà Nẵng) - chia sẻ trước đó nhà trường đã thông báo đến phụ huynh, tiến hành chia ra từng khối lớp, theo từng khung giờ để giãn cách ra. Giữa các lớp giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh đi khung giờ nào, khi đi thực hiện quy định phòng chống dịch như thế nào, nếu trường hợp đông phải chờ ra sao...

Theo thầy Phong, cùng với tập bài thi, nhà trường cũng gửi kèm thư để hướng dẫn thêm cho phụ huynh. Trong đó lưu ý rõ nếu bài kiểm tra bất thường với đánh giá thường xuyên sẽ kiểm tra lại. "Chúng tôi nhận được sự ủng hộ, phối hợp rất tốt của phụ huynh" - thầy Phong cho biết.

Tại Trường tiểu học Núi Thành (Hải Châu, Đà Nẵng) sáng nay, phụ huynh cũng bắt đầu đến nhận bài kiểm tra học kỳ cho con. Do được sắp xếp hợp lý, trường có khuôn viên thoáng đãng nên việc nhận bài diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt - hiệu trưởng nhà trường - cho biết quá trình nhận bài kiểm tra giáo viên và phụ huynh không tiếp xúc trực tiếp, ở khoảng cách an toàn. Sau khi phụ huynh nhận đề, giáo viên sẽ thống kê xem lớp còn em nào chưa nhận bài thì liên hệ phụ huynh để biết lý do. Sau đó nhà trường chuyển bài scan qua Zalo giáo viên, giáo viên nhận và chuyển cho phụ huynh. 

Chiều 13-5, phụ huynh các khối lớp còn lại nhận đề. Các em sẽ làm bài và nộp bài vào chiều 14-5.

Dạy con tính trung thực

Chị Nguyễn Thị Kim Hương (phụ huynh lớp 2) chia sẻ việc kiểm tra sẽ để con tự làm hết. Đó không chỉ là chuyện làm bài mà còn dạy cho con tính trung thực. Tương tự, anh Nguyễn Viễn, một phụ huynh khác ở Đà Nẵng, cho rằng việc con làm bài kiểm tra chỉ là một yếu tố, còn việc học là quá trình. 

"Vì thế vợ chồng tôi không can thiệp vào việc làm bài của con. Con học như thế nào thì sẽ làm bài kiểm tra như sức học của con và cũng không gây áp lực cho cháu" - anh Viễn cho biết.

Ông Trần Nguyễn Minh Thành - phó giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng - cho biết đã có hướng dẫn hoàn thành chương trình, kiểm tra cuối năm và kết thúc năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục tiểu học. 

Quy định nêu rõ nhà trường in, sao đề kiểm tra, tập hợp đề của các môn theo từng lớp để gửi đến phụ huynh học sinh; thông báo lịch để phụ huynh nhận đề và nộp bài làm của học sinh; giao giáo viên chủ nhiệm các lớp liên hệ, thống nhất với phụ huynh học sinh về cách thức nhận đề, nộp bài làm của học sinh (phụ huynh nhận đề tại trường hoặc giáo viên chuyển đề qua Internet để phụ huynh tự in đề cho học sinh làm bài; phụ huynh nộp lại bài làm của học sinh tại trường theo lịch hoặc chụp ảnh bài làm của học sinh gửi giáo viên)...

Ông Thành cũng lưu ý trong khi kiểm tra tại nhà, học sinh phải tự giác, nghiêm túc tự làm bài, không có sự tham gia của cha mẹ, anh chị, người thân hoặc bạn bè. Nếu kết quả bài kiểm tra bất thường so với quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường cho làm bài kiểm tra khác.

Nêu cao tinh thần tự giác, tự lực

Nhà trường cũng gửi thư cho phụ huynh, học sinh kèm trong tập đề kiểm tra, nêu cao tinh thần tự giác, để các em tự lực làm bài, phụ huynh không can thiệp vào quá trình làm bài. Đây chỉ là một điều kiện, nếu giáo viên chấm xong thấy có bất thường thì sẽ kiểm tra lại.

Cô HUỲNH THỊ THU NGUYỆT

Đăng ký xét tuyển học bạ, thí sinh ‘nhẹ nhõm’ chờ kỳ thi tốt nghiệp?

Ngày 11-5, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT (tức xét tuyển nguyện vọng) bằng phiếu đăng ký xét tuyển đã khép lại. Công việc tiếp theo dành cho các sĩ tử là kỳ thi tốt nghiệp dự kiến diễn ra vào tháng 7-2021.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: phụ huynh giám thị

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar