12/01/2012 01:57 GMT+7

Khi nông dân chơi game show

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TT - “Thi tới mấy vòng nên hết mắc cỡ gồi (rồi) nhưng cũng còn gun (run) quá!” - chị Mỹ Lệ (47 tuổi, Hậu Giang) cười trả lời MC trong một chiều cuối năm quay chương trình chung kết Vui cùng nhà nông.

Đây là game show hiếm hoi mà người chơi rặt nông dân!

Phóng to

Muốn đến “phim trường” ghi hình game show phải trải qua đoạn đường gập ghềnh hơn 20 cây số từ thành phố Long Xuyên đến xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang. Chắc chẳng có phim trường nào rộng như thế, nằm giữa bạt ngàn gió với một hồ sen xanh mướt mắt. Cầu khỉ thật, cây xoài, cây mít, cây đu đủ thật, đồng lúa cũng thật, bên cạnh cái đìa tát cá bùn nhão nhoẹt cũng thật luôn! Người chơi và người cổ vũ cũng là nông dân thật! Không khí rộn ràng như hội chợ làng.

Chơi hết mình

Tại buổi thi vòng chung kết đồng bằng sông Cửu Long 2011, chương trình Vui cùng nhà nông (sẽ được phát sóng ngay sau tết âm lịch 2012) giữa hai đội Châu Thành A (Hậu Giang) và Thốt Nốt (Cần Thơ), khi MC thông báo buổi ghi hình bắt đầu, bà con lục tục nắm tay nhau tiến về khu vực sân khấu, người đội nón lá, người quấn khăn rằn, có bà mẹ mặc đồ bộ níu tay thằng con nhỏ còn chưa kịp bận quần.

Khi MC thông báo buổi ghi hình sẽ được phát sóng ngay sau tết âm lịch và hỏi một thí sinh nữ: “Tết rồi gia đình chị đi chơi ở đâu?”, thí sinh hồn nhiên trả lời: “Chưa tết nên tui chưa đi” làm khán giả cười cái rần: ““Chời”, bả quên! Người ta biểu làm bộ như ăn tết xong “gồi” mà…”. Với thí sinh Trần Thanh Phong (44 tuổi) của đội Thốt Nốt, khi MC lưu ý vì sao “hàng tiền đạo” của anh… trống vắng hơn lần trước, anh kể: “Lần “chước” tui “gụng” hai cái, mấy bữa tập hát để vô chung kết tự nhiên nó văng tiếp hai cái nữa!”. Khán giả lại cười rần.

Trong phần tự giới thiệu, các đội (mỗi đội sáu người) biểu diễn một tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn, hát múa tự do miễn sao giới thiệu được đôi nét về đội mình với bà con. Nhiều nhất là hát vọng cổ, các bài lý, hò, vè... Bài hát thì liên tục rớt nhịp, thậm chí đàn - hát có lúc “mỗi người đi một nẻo”, vậy mà khán giả cổ vũ vẫn khoái, vỗ tay rần rần. Vỗ đau quá thì lấy gáo dừa vỗ bốp bốp, trống đánh thùng thùng. Có lẽ chưa có game show nào mà cả MC lẫn người chơi đều đi chân trần, mặc áo bà ba, quấn khăn rằn và không hề “tút tát” (trang điểm) khi ghi hình, chơi những trò chơi mà hổng phải nông dân chắc... chịu chết!

Trò chơi nào cũng gắn bó với sinh hoạt hằng ngày của người nông dân. Đi cầu khỉ vớt rác bảo vệ môi trường, tát nước bắt cá bắt lươn dưới mương, chuyển thóc bằng bè tre trên những con lăn... hễ chơi là thí sinh nông dân chơi hết mình. Đi cầu khỉ nhanh trượt chân té đùng đùng lội lên đi tiếp, tát mương bắt cá nhào xuống sục sạo mặc cho nước bùn văng đầy mặt, cổ... chỉ khi thi xong mới giật mình: “Chết cha, hồi nãy sình dính đầy mặt mấy ổng quay lên chắc là xấu hoắc!”.

“Vui phải biết”

Ông Phạm Thanh Thọ - trưởng văn phòng đại diện TP.HCM của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, đơn vị đưa ý tưởng ban đầu về kịch bản - cho biết: “Vì là sân chơi của nông dân nên chúng tôi chủ trương cho họ chơi hết mình, chơi rất thật và hồn nhiên. Sân khấu, cảnh trí (cũng do chính các kỹ sư nông nghiệp thiết kế) phải là thực tế, hạn chế mô hình để tạo không khí nông thôn, dân dã nhất. Trong mỗi chương trình vừa có các trò chơi vui nhộn, vừa lồng ghép nhẹ nhàng những kiến thức nông nghiệp thiết thực với bà con”.

Để bảo đảm không khí dân dã đó nên cứ mỗi lần quay, ban tổ chức phải cất công đưa đón đội chơi từ các tỉnh tập trung về “phim trường” mà theo MC Quyền Linh, để xây dựng được sân khấu này các công ty truyền thông ở thành phố cũng “bó tay”.

Chị Mỹ Lệ tâm sự: “Hồi nào giờ coi tivi thấy người ta chơi game show quá “chời” cứ ước sao có chương trình nào cho nông dân tụi tui chơi thử cho biết. Sáu người trong đội là ở các xã khác nhau của Châu Thành A bởi vậy đâu có “gáp” (ráp) tập được nhiều đâu, ăn thua là lên chơi cứ chơi hết sức thôi, vậy mà vui phải biết. Đi thi vầy gặp được mấy ông giáo sư, tiến sĩ, tui cũng tranh thủ hỏi thêm mấy cái chuyện liên quan đến kỹ thuật canh tác ruộng vườn nhà mình, tiện dễ sợ.

Chương trình này hạp với nông dân tụi tui nhưng lúc trước nghe đâu phát trên thành phố, dưới này có bật được đâu. Giờ nghe nói có phát trên đài Đồng Tháp (13g30 chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 11-12-2011 - NV) mừng quá, vậy là được coi gồi!”.

Chơi hữu ích, học nhẹ nhàng

Ra đời gần sáu tháng nay, xuất phát từ mong muốn tạo một sân chơi lành mạnh cho người nông dân với phương châm “Chơi hữu ích, học nhẹ nhàng”, Vui cùng nhà nông (đạo diễn: Quyền Lộc, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA và CLB Đại sứ hàng Việt cùng hợp tác thực hiện) là chương trình dành cho người chơi là nông dân với độ tuổi từ 18 trở lên, phát sóng đều đặn hằng tuần lúc 10g45 thứ bảy trên kênh HTV9 (phát lại lúc 16g thứ năm trên HTV7). Các đội thuộc 12 tỉnh được chia theo bốn khu vực và đấu loại trực tiếp.

Tuy chưa phải là game show “hot” nhưng Vui cùng nhà nông sẽ níu mắt người xem bởi nét lạ, ngộ nghĩnh và đậm chất nông dân Nam bộ.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar